backup og meta

Ra máu khi mang thai tháng thứ 6: 5 nguyên nhân và cách xử lý

Ra máu khi mang thai tháng thứ 6: 5 nguyên nhân và cách xử lý

Việc bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 khiến các mẹ bầu lo lắng, bất an. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai hay sinh non, bị ra máu nâu khi mang thai là do đâu hay cần làm gì khi gặp phải hiện tượng này? Hãy cùng tìm hiểu với Hello Bacsi nhé!

Trong suốt thời gian mang thai, dịch tiết âm đạo có thể tiết ra và biểu hiện thành chảy máu âm đạo. Tình trạng ra những đốm máu nhỏ có thể xảy ra ở tam cá nguyệt đầu tiên do những nguyên nhân bất thường ở sức khỏe thai phụ  hay là động thai nhưng đôi khi là dấu hiệu sinh lý bình thường.

Tại sao bà bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6? 

Tình trạng ra máu trong thai kỳ có thể biểu hiện dưới nhiều cấp độ như những đốm máu nhỏ hoặc lượng máu thấm nhiều đủ để thấm ướt miếng băng vệ sinh. Mỗi trường hợp bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 đều có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, vô hại hoặc không.

Mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 hay ở tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 thường đáng lo ngại hơn với nguy cơ tiềm ẩn các vấn đề như: 

1. Những thay đổi ở cổ tử cung

Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm chảy máu âm đạo khi mang thai: 

  • Polyp cổ tử cung: Là sự phát triển quá mức của niêm mạc cổ tử cung và đặc biệt ra máu sau khi quan hệ tình dục hay khám phụ khoa. 
  • Cổ tử cung suy yếu: Một số trường hợp mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 là do cổ tử cung yếu mở sớm, dễ gây ra hiện tượng sinh non.Việc cổ tử cung mở sớm và sanh non sẽ tăng lên nếu tiền căn đã từng sanh non, hay thực hiện các can thiệp thủ thuật trên cổ tử cung.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng cổ tử cung hoặc cổ tử cung sưng viêm. 
  • Vỡ tử cung: Đây là một trường hợp hiếm gặp nhưng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Thường sẽ đi kèm tình huống đau bụng dữ dội trước đó. Bụng gò cứng liên tục.

2. Nhau bong non khiến bà bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 

ra máu khi mang thai tháng thứ 6

Đây là tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai, bộ phận cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi bắt đầu tách khỏi tử cung.

Thông thường, tình trạng nhau bong non có thể xảy ra khi bụng bầu bị va chạm bởi các tác động ngoại lực, lạm dụng chất gây nghiện hay tuổi tác của người mẹ (trên 40 tuổi). 

3. Bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 do nhau tiền đạo

Hiện tượng này còn được gọi là nhau thai nằm thấp. Đó là khi nhau thai được gắn ở phần dưới tử cung hay bao phủ cổ tử cung, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng trong thai kỳ.

  • Dấu hiệu ra máu này có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng dễ dàng tái phát vài ngày sau đó.
  • Người mẹ phải được theo dõi sát, hạn chế vận động, chích thuốc trưởng thành phổi bé nếu máu ra nhiều có thể sẽ phải chấm dứt thai kỳ.
  • Đồng thời, với trạng thái nhau tiền đạo chặn đường sinh em bé thông thường của mẹ, sản phụ cần phải sinh mổ thay vì sinh thường. 

4. Ra máu khi mang thai tháng thứ 6: Dấu hiệu sảy thai 

Chảy máu âm đạo là dấu hiệu sảy thai tự nhiên thường gặp. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sảy thai tự nhiên đều diễn ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ.

Do đó, có thể nói nếu thai kỳ của mẹ đã vượt qua tam cá nguyệt đầu tiên, tỷ lệ sảy thai tự nhiên – không do tác động ngoại lực biểu hiện chảy máu âm đạo không cao. 

5. Vỡ mạch máu tiền đạo

Mạch máu tiền đạo (Vasa Previa) là hiện tượng các mạch máu cuống rốn của thai nhi chạy ngang qua hoặc nằm gần với lỗ mở của cổ tử cung.

  • Các mạch máu tiền đạo này không được bảo vệ bởi nhau thai hay dây rốn mà chỉ nằm trong màng nên rất dễ bị vỡ, khiến thai nhi mất một lượng máu lớn.
  • Nếu tình trạng chảy máu nghiêm trọng xảy ra, thai nhi có thể chết lưu và sức khỏe của mẹ bầu có thể nguy hiểm nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

5 nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6

1. Những thay đổi ở cổ tử cung
2. Nhau bong non
3. Nhau tiền đạo
4. Dấu hiệu sảy thai
5. Vỡ mạch máu tiền đạo

Bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6: Mẹ bầu cần phải làm gì? 

ra máu khi mang thai tháng thứ 6

Mẹ bầu ra máu khi mang thai tháng thứ 6 có thể là biểu hiện của những dấu hiệu sức khỏe bất thường nhưng cũng có thể là một hiện tượng sinh lý thoáng qua. Một số lời khuyên sau đây dành cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai: 

  • Nếu ra máu sau khi khám phụ khoa hay quan hệ tình dục, hãy theo dõi và ghi nhận lại lượng máu tiết ra.
  • Tránh quan hệ tình dục khi đang mang thai, đặc biệt khi có dấu hiệu ra máu âm đạo. 
  • Nếu ra huyết nhầy đỏ hay nâu lượng ít và không bị đau bụng có thể theo dõi thêm.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. 
  • Nếu có dấu hiệu ra máu kèm theo các triệu chứng như đau lưng, đau quặn bụng, đau và co thắt tử cung thì hãy đến bệnh viện ngay lập tức.  

Bà bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 và các thắc mắc thường gặp

bà bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6

1. Ra máu nâu khi mang thai có nguy hiểm không? 

Khác với các tình trạng ra máu khi mang thai tháng thứ 6 kể trên, hiện tượng tiết dịch âm đạo có màu nâu và có kết cấu dạng nhầy thường không nguy hiểm. Ngược lại, càng gần đến cuối thai kỳ, việc ra dịch âm đạo màu nâu hay đỏ được xem là dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Cần lưu ý là nếu triệu chứng ra máu nâu xuất hiện kèm theo đau thắt bụng dưới thì bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra máu khi mang thai.  

2. Mang thai 23 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng có sao không?

Việc mẹ bầu bị ra máu khi mang thai là dấu hiệu không bình thường và phải đi khám ngay. Bởi tình trạng ra máu khi mang thai kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Mẹ bầu nên khám ở các cơ sở y tế lớn để có thể:

  • Xác định được nguyên nhân gây ra máu là gì
  • Đánh giá xem có bị nhau bám thấp, nhau tiền đạo
  • Dấu hiệu dọa sẩy…

Từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

3. Mang thai 24 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng là do đâu? 

Thai nhi 24 tuần, nghĩa là đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Như trên đã đề cập, nguyên nhân khiến chị em bầu bí bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 khá đa dạng như: thay đổi ở cổ tử cung, nhau bong non, nhau tiền đạo, dấu hiệu sảy thai, vỡ mạch máu tiền đạo…

Việc mẹ bầu bị ra máu âm đạo ở giai đoạn này của thai kỳ là một dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay.

4. Mang thai 26 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng là do đâu?    

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 6 mà cụ thể là thai 26 tuần thường bắt nguồn từ các nguyên nhân đã đề cập ở trên. Cần lưu ý là nếu lượng máu ra ít, chỉ vài đốm máu nhỏ, mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu máu ra nhiều, mẹ bầu cần đi khám ngay.

Ngoài khám âm đạo, hỏi về các triệu chứng mà mẹ bầu có thể gặp phải, bác sĩ có thể đề nghị mẹ bầu:

Từ đó giúp tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng này tốt nhất.

5. Mang thai 28 tuần bị ra máu nhưng không đau bụng        

Thai 28 tuần là giai đoạn bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ, đầu tam cá nguyệt thứ 3. Đây được xem là giai đoạn quan trọng khi thai nhi bắt đầu có sự phát triển nhất định.

Việc phụ nữ mang thai bị chảy máu âm đạo nửa cuối thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân (như đã nêu ở trên). Ở giai đoạn này của thai kỳ, việc mẹ bầu bị ra máu nặng thì nguyên nhân thường là do nhau thai: nhau bong non, nhau tiền đạo. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng chảy máu khi mang thai 3 tháng cuối cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non.

Lưu ý cho các mẹ bầu

Lời khuyên là khi ra máu khi mang thai tháng thứ 6, các mẹ bầu cần quan sát triệu chứng, lượng máu, tính chất và đến bệnh viện kịp thời. Việc xác định nguyên nhân gây chảy máu khi mang thai rất quan trọng, giúp ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ… mẹ nhé! 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu đang gặp tình trạng ra máu khi mang thai tháng thứ 6 bình tĩnh, biết cách xử lý kịp thời và vững vàng vượt qua các “sự kiện” bất ngờ trong thai kỳ nhé! Bên cạnh đó, chị em bầu bí đừng quên tham gia cộng đồng Mang thai trên Hello Bacsi để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm mang thai – chăm sóc thai kỳ thật tốt. 

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Bleeding during pregnancy Causes

https://www.mayoclinic.org/symptoms/bleeding-during-pregnancy/basics/causes/sym-20050636 Ngày truy cập: 26/10/2021

2. Bleeding during pregnancy | Pregnancy Birth and Baby

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bleeding-during-pregnancy Ngày truy cập: 26/10/2021

3. Spotting During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/spotting-during-pregnancy/ Ngày truy cập: 26/10/2021

4. The Second Trimester of Pregnancy: Pain, Bleeding, and Discharge

https://www.healthline.com/health/pregnancy/second-trimester-pain-bleeding-discharge#rectal-bleeding-and-hemorrhoids Ngày truy cập 09/10/2024

5. Brown Discharge During Pregnancy

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/brown-discharge/ Ngày truy cập 09/10/2024

6. Ra máu khi mang thai

https://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-mang-thai/ra-mau-khi-mang-thai-17887/  Ngày truy cập 09/10/2024

Phiên bản hiện tại

09/10/2024

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ? Máu báo sắp sinh nhiều hay ít?

Mang thai 3 tháng giữa: Những điều cần chú ý để giữ thai kỳ khỏe mạnh


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 09/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo