Xét nghiệm Triple test là gì? Quy trình làm xét nghiệm Triple test ra sao?

Nếu bạn muốn biết quy trình thực hiện xét nghiệm Triple test ra sao cũng như những điều nên chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm Triple test là gì, đừng bỏ qua bài viết này.
Không giống như những phương pháp xét nghiệm máu khác, xét nghiệm Triple test không yêu cầu nhịn ăn hay nhịn uống. Do đó, phụ nữ mang thai có thể ăn uống trước khi làm xét nghiệm Triple test. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy báo với bác sĩ, vì một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm và cần được ngưng một thời gian cho đến khi xét nghiệm xong.
Các bước thực hiện xét nghiệm Triple test là gì? Vì đây là một xét nghiệm không xâm lấn, nên xét nghiệm Triple test rất an toàn đối với mẹ bầu và thai nhi. Trong quá trình xét nghiệm, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ làm sạch vùng da trên cánh tay của thai phụ, sau đó dùng một dây cao su hay garo để thắt chặt cánh tay, giúp việc tìm tĩnh mạch dễ dàng hơn. Tiếp đến, nhân viên y tế sẽ đưa kim tiêm vào tĩnh mạch của mẹ bầu để lấy máu. Vết tiêm sẽ được làm sạch bằng bông gòn y tế và được dán băng keo cá nhân.
Mẫu máu lấy ra sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra và đánh giá. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng 48 – 96 giờ. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể đề nghị mẹ bầu làm thêm các xét nghiệm khác như siêu âm và chọc ối.
Cách đọc kết quả xét nghiệm Triple test
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Triple test là gì? Kết quả xét nghiệm Triple test được đánh giá dựa vào nồng độ của AFP, β-hCG và estriol:
- Nếu hàm lượng AFP cao: Thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống hoặc thiếu một phần não bộ (thai vô sọ). Tuy nhiên, hàm lượng AFP cao cũng không nhất thiết chỉ ra rằng bé bị dị tật ống thần kinh, vì nồng độ AFP còn phụ thuộc vào tuổi của thai nhi đang phát triển. Do đó, AFP cao còn có thể do mang thai đôi, chảy máu âm đạo và sự hiện diện của các dị tật bẩm sinh ít phổ biến hơn.
- Nếu hàm lượng AFP thấp và nồng độ β-hCG trong máu cao: Thai nhi có nguy cơ cao bị hội chứng Down.
- Nếu hàm lượng AFP thấp và nồng độ β-hCG và estriol cũng thấp: Thai nhi có nguy cơ cao bị hội chứng Edward.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!