avatar

Tạo bài đăng của bạn

Hỏi bác sĩ miễn phí

Icon heart

Đăng bài chia sẻ

Bài đăng hot nhất

Bệnh Đái Tháo Đường

Bác sĩ ơi cho em hỏi, bệnh đái tháo đường thì phần sinh lý và bệnh lý khác nhau như thế nào? Và những bệnh nào nghiêm trọng khi bệnh đái tháo đường vậy ạ?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
6
5
Xem thêm bình luận
Bệnh tiểu đường đường

Chào bác sĩ.

Cách đây 1 tháng, tôi có xn và giá trị hb1c là 7,3, bs nói tôi bị tiểu đường, và cho tiêm insulin liều 10, sau 3 tuần tiêm lượng đường trong máu tôi bị hạ liên tục xuống 3.4. Tôi đi khám lại thì bs cho ngưng tiêm insulin, và cho kiểm soát bằng ăn uống, giảm cân, thể dục, hằng ngày theo dõi đường huyết, sau 2 tuần thực hiện, thì đường huyết tôi đó hằng ngày, sau ăn 2g, và trước ngủ, thì lượng đường đều nằm trong giới hạn không tiểu đường. Vậy bs cho tôi hỏi, không dùng thuốc, nhưng đường huyết vẫn bình thường thí có gây biến chứng vì lâu dài không ạ. Nhờ bs tư vấn, giải thích dùm, tôi xin chân thành cảm ơn.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
6
4
Xem thêm bình luận
Cuộc thi Đường huyết an toàn - kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường

1. Đậu và các loại bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp hơn bánh mì trắng hoặc pasta thông thường.

A. Đúng


2. Để ngăn nguy cơ hạ đường huyết nguy hiểm trong đêm, người bệnh tiểu đường cần làm gì trước khi ngủ?

C. Kiểm tra mức đường huyết và ăn đồ ăn nhẹ


3. Hãy chia sẻ bí quyết của riêng bạn để kiểm soát đường huyết hiệu quả khi đường huyết tăng hoặc giảm bất thường.

Để điều trị bệnh tiểu đường, ngoài việc phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh tiểu đường cần thực hiện một vài giải pháp sau:

1. Thể dục thể thao

Rèn luyện tập thể dục thể thao hàng ngày một cách phù hợp thì có thể hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát bệnh bởi nhờ tác dụng hạ đường huyết, giảm các nguy cơ mắc biến chứng do đái tháo đường gây ra.

Các môn thể thao phù hợp đó là đi bộ, đi bộ nhanh, đạp xe, yoga,...

Người bị tiểu đường không nê

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
8
2
Xem thêm bình luận
Xin hỏi bs

Cháu lam xn máu thì duog huyết sau an 2 giờ là ,8.1 bs nói chi số bt là từ 7 .11 an toàn. Tét nước tiểu thì có glucoso trong ước tiểu 250 co nguy hiem k a

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
3
2
Xem thêm bình luận
ĐỪNG ĐỂ MÙ LOÀ DO BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bệnh Võng mạc Đái tháo đường (VMĐTĐ) là tình trạng rối loạn các mạch máu ở võng mạc gây ra bởi bệnh ĐTĐ. Một người mắc bệnh ĐTĐ càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh VMĐTĐ càng lớn, đến khi bệnh trở nặng hoặc tầm nhìn xa có vấn đề thì sẽ rất khó khăn trong điều trị. Bệnh VMĐTĐ đang ngày càng gia tăng và đây là bệnh lý nguy hiểm nhất, hay gặp trên bệnh nhân ĐTĐ.



Ở giai đoạn sớm, khi đường huyết tăng cao, lâu ngày các mạch máu nhỏ trong võng mạc bị tổn thương do mất các tế bào cấu tạo thành mao mạch, làm cho thành mạch yếu, dễ phình hay rò rỉ các chất ra lòng mạch gây nên các tổn thương vi phình mạch, xuất tiết, xuất huyết ở võng mạc. Các mức độ tổn thương sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Ở giai đoạn muộn các mạch máu có thể xơ hóa, tắc mạch, gây thiếu máu võng mạc, thiếu oxy tổ chức, võng mạc sẽ xuất hiện các yếu tố tăng sinh gây phù võng mạc hay hình thành

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
13
4
3
Xem thêm bình luận
Biến chứng tiểu đường

Xin chào bác sĩ. Bác sĩ cho cháu hỏi, bố cháu bị tiểu đường hơn 10 năm. Bố cháu mới bị nhiễm trùng huyết, phải nhập viện điều trị( giờ đã khỏi) chân bố cháu rất đau, nhất là dưới lòng bàn chân. Giờ không dậy đi lại được. Bệnh của bố cháu có phải là biến chứng của bệnh tiểu đường không ạ? Mong được bác sĩ tư vấn ạ.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
14
6
5
Xem thêm bình luận
Bệnh tiểu đường

Bác sỹ làm ơn cho hỏi, mình có số tiểu đường là 12,8 thì ở mức nào rồi ạ, có nguy hiểm tới tính mạng không

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
3
3
Xem thêm bình luận
Biến chứng của bệnh tiểu đường

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Nó có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, nhất là tim, mạch máu, thận hay mắt, cụ thể:


ĐỐI VỚI THẦN KINH


Tiểu đường tuýp 2 có thể gây tổn thương các dây thần kinh khắp cơ thể do lượng glucose và huyết áp quá cao.


Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất của bệnh tiểu đường là các chi, nhất là bàn chân. Người bị bệnh thần kinh ngoại vi thường bị đau, ngứa, mất cảm giác. Điển hình nhất là tê bì chân tay. Nếu thấy mất cảm giác, bệnh nhân cần cẩn thận bởi đây là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng, có thể gây nhiễm trùng nặng, đoạn chi


ĐỐI VỚI TIM MẠCH


Ảnh hưởng của đường huyết có thể dẫn tới các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Các bệnh tim mạch này cũng là nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở những người đái tháo đường. Do đó, bệnh nhân cần hết sức chú ý, không được chủ quan với bệnh.


ĐỐI VỚ

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
6
3
Xem thêm bình luận
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, nguy hiểm khó lường!

I. Hạ đường huyết

Triệu chứng hạ đường huyết của mỗi người là khác nhau nhưng chúng thường diễn ra rất nhanh chóng. Các dấu hiệu của hạ đường huyết thường gặp nhất là:

  • Run rẩy, hồi hộp và đổ mồ hôi, ớn lạnh.
  • Khó chịu và mất tập trung, đôi khi lú lẫn.
  • Tim đập nhanh.
  • Da xanh xao.
  • Cảm thấy không có năng lượng và đói.
  • Nhìn mờ hoặc suy giảm thị lực.


II. Nhiễm toan ceton máu

Nhiễm toan ceton máu là một trong những biến chứng cấp tính của tiểu đường xảy ra khi cơ thể người bệnh sản xuất ra lượng axit máu cao gọi là ceton.

Các dấu hiệu nhận biết biến chứng cấp tính của tiểu đường này thường phát triển nhanh chóng (đôi khi là trong vòng 24 giờ), bao gồm:

  • Khát nhiều
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng
  • Suy nhược hoặc mệt mỏi
  • Lú lẫn

Nhiễm toan ceton máu ít gặp ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Đôi

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
3
Xem thêm bình luận
DẤU HIỆU CẢNH BÁO TIỂU ĐƯỜNG GÂY BIẾN CHỨNG

Bạn có thể nhận biết biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 thông qua những dấu hiệu đặc trưng sau:


1. Da bong tróc, ngứa.

2. Hay bị chuột rút vào ban đêm.

3. Móng chân, móng tay dày cứng.

4. Nước tiểu sủi bọt như bia, đổi màu.

5. Huyết áp, cân nặng tăng không rõ lý do.

6. Tim đập nhanh khi nghỉ ngơi (> 100 nhịp/phút).

7. Vết thương lâu lành (> 1 tuần), có nhiều vết chai chân.

8. Chân tay nặng như đeo đá. Khớp tay, chân, gối cứng, có thể quặp vào trong.

9. Chân tay tê bì, có cảm giác kiến bò trên da, bỏng rát ở lòng bàn chân, bắp chân.

10. Mắt nhìn mờ, nhòe, thấy những đốm nhỏ như kiểu ruồi bay trước mắt, hay bị đau hốc mắt, chảy nước mắt.

11. Bị đau chân khi đi bộ quãng đường dài, nghỉ ngơi thì hết nhưng đi tiếp cùng quãng đường đó thì đau lại.


Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều ở cách bạn điều trị và phòng ngừa. Nếu phòng ngừa đúng cách, bạn sẽ hạn chế đượ

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
3
Xem thêm bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Tiểu đường để chia sẻ câu chuyện của bản thân, truyền kinh nghiệm sống khỏe mạnh cùng bệnh Tiểu đường... Xem thêm
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!