Biến chứng là nỗi ác mộng của tất cả người bệnh tiểu đường. Nếu biết cách kiểm soát bệnh, bạn hoàn toàn có thể trì hoãn thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường.
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập Hello Bacsi
Biến chứng là nỗi ác mộng của tất cả người bệnh tiểu đường. Nếu biết cách kiểm soát bệnh, bạn hoàn toàn có thể trì hoãn thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường.
Người bệnh thường băn khoăn bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng. Tuy nhiên, thay vì lo lắng vô ích, bạn hãy tìm hiểu cách giúp trì hoãn và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Biến chứng tiểu đường là tên gọi chung cho tất cả những tổn thương ở mạch máu và thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra. Khi đường huyết tăng cao kéo dài, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng stress oxy hóa và viêm mạn tính. Hậu quả là khiến các mạch máu bị tổn thương và làm gián đoạn quá trình truyền tín hiệu thần kinh từ não bộ đến các cơ quan. Các cơ quan bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ suy yếu, dần dần biểu hiện ra ngoài thành biến chứng.
Biến chứng tiểu đường được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính. Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra ở hai loại biến chứng này là khác nhau và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó có các yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, cách kiểm soát đường huyết và việc bạn có chủ động phòng ngừa sớm biến chứng hay không.
Biến chứng cấp tính bao gồm hạ đường huyết, nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết cấp. Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện đối với những biến chứng cấp tính là rất khó xác định. Các biến chứng này có thể xảy ra đột ngột và xuất hiện tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh, cả ở người mới mắc và đã mắc bệnh lâu năm.
Người bệnh hay bị hạ đường huyết nhiều hơn tăng đường huyết. Tuy nhiên, do hậu quả của chúng rất nguy hiểm (gây hôn mê, tử vong) nên vẫn phải chú ý phòng ngừa. Đặc biệt là với người cao tuổi, việc phòng ngừa hạ đường huyết cũng quan trọng ngang với mục tiêu kiểm soát đường huyết.
Biến chứng mạn tính bao gồm biến chứng trên thần kinh (thần kinh ngoại biên, thần kinh tự chủ), tim, mắt, thận, bàn chân, da… Các biến chứng mạn tính thường sẽ xuất hiện sau thời điểm chẩn đoán bệnh khoảng 5 – 10 năm. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn, bạn sẽ có nguy cơ gặp biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán. Ngược lại, nếu bạn phát hiện sớm và điều trị tốt, thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường có thể trì hoãn tới vài chục năm.
Biến chứng của bệnh tiểu đường không chỉ gây phiền toái đến cuộc sống hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Vì thế, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo biến chứng và biết cách trì hoãn những biến chứng này.
Để biết thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện, bạn sẽ cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo biến chứng bệnh. Bạn có thể nhận biết các biến chứng của bệnh tiểu đường thông qua các dấu hiệu sau:
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường là hai dấu hiệu điển hình: hạ đường huyết và tăng đường huyết.
Biến chứng mạn tính có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể:
Các biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm. Thế nhưng, người bệnh có thể phòng ngừa được biến chứng nếu áp dụng sớm các cách trì hoãn thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường.
Để kiểm soát biến chứng tiểu đường, việc bạn cần làm trước tiên là ổn định đường huyết. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, bạn mới thành công được một nửa. Để có được 50% thành công còn lại, bạn cần kiểm soát các bệnh lý đi kèm, đồng thời ngăn chặn quá trình stress oxy hóa và viêm mạn tính gây tổn thương mạch máu, thần kinh.
Ổn định đường huyết
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần áp dụng thêm các giải pháp bên dưới để đường huyết ổn định lâu dài và đẩy lùi thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện:
Kiểm soát các bệnh lý mắc kèm
Những bệnh lý mắc kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành (xơ vữa mạch…) sẽ làm người bệnh tiểu đường dễ gặp biến chứng hơn. Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo như mỡ, nội tạng động vật, đồ chiên rán, thức ăn nhanh.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn nhiều muối và theo dõi huyết áp, mỡ máu hàng năm. Tốt nhất là bạn nên giữ huyết áp dưới 130/80 mmHg, LDL cholesterol < 2.6 mmol/l, HDL cholesterol > 1.0 mmol/l.
Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng. Bạn hãy kiên trì thực hiện các biện pháp ổn định đường huyết và kiểm soát bệnh lý đi kèm. Khi ấy, thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường chắc chắn sẽ không còn là nỗi lo sợ từng ngày đối với bạn nữa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi
Ban biên tập Hello Bacsi
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!