backup og meta

Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không? Lưu ý khi cho trẻ ăn yến sào

Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không? Lưu ý khi cho trẻ ăn yến sào

Tổ yến được biết đến như một thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe. Thế nhưng, vì có quá nhiều lợi ích nên không ít người băn khoăn về những tác dụng phụ của tổ yến có thể gặp phải. Một trong những thắc mắc phổ biến là “Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?”.

Tổ yến (hay yến sào) có thể được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng khác nhau. Do đó, nhiều cha mẹ thường dùng yến sào để bồi bổ sức khỏe cho con mình với hy vọng bé sẽ phát triển khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, có không ít lời đồn đoán được truyền tai nhau về việc cho trẻ ăn yến có thể khiến bé dậy thì sớm. Vậy liệu trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không? Hãy cùng Hello Bacsi khám phá câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tác dụng của yến sào với trẻ em

Trước khi biết được “Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?”, cùng tìm hiểu một số công dụng nổi bật của yến sào đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

1. Tăng cường sức đề kháng

Trong tổ yến có chứa cả chất dinh dưỡng đa lượng và chất dinh dưỡng vi lượng:

  • Các chất dinh dưỡng đa lượng như carbohydrate, glycoprotein đóng vai trò hỗ trợ các chức năng của cơ thể.
  • Các nguyên tố vi lượng như canxi, natri, magie, kẽm, mangan và sắt góp phần cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho bé.

Bên cạnh đó, yến sào cũng chứa rất nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có tác dụng tăng cường sức khỏe, bao gồm glucosamine, axit sialic, axit béo, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, axit amin. Tất cả những thành phần này đều giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ. 

2. Phát triển trí tuệ

Nghiên cứu trên động vật cho thấy, yến sào có thể có đặc tính bảo vệ não. Không chỉ chứa các chất có tác động tích cực tới hệ thần kinh của trẻ (như axit béo, magie, kẽm…), tổ yến còn hỗ trợ nâng cao hiệu suất nhận thức bằng cách giảm viêm và giảm stress oxy hóa. Do đó, nhiều phụ huynh cho bé ăn tổ yến vào những bữa phụ với mong muốn giúp trẻ phát triển trí tuệ. Thế nhưng, liệu trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không? Mời bạn đọc tiếp để có câu trả lời.

3. Cải thiện sức khỏe của xương

Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không

Tiềm năng của tổ yến như một chất bổ sung trị liệu cho bệnh viêm xương khớp và sức khỏe của xương cũng là chủ đề mà nhiều chuyên gia quan tâm. Nghiên cứu trên động vật cho thấy sức khỏe của xương được tăng cường sau khi tiêu thụ chiết xuất tổ yến hàng ngày. Vì vậy, nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe xương khớp cho bé, hãy cân nhắc về việc bổ sung yến sào vào thực đơn hàng ngày của trẻ.

4. Hỗ trợ điều trị một số bệnh

Y học cổ truyền Trung Hoa nhận định rằng tổ yến có tác dụng như một phương thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như bệnh lao, hen suyễn và các vấn đề về dạ dày. Bên cạnh đó, yến sào còn có thể giúp chống lại một số bệnh tật. Điều này là nhờ một số hợp chất hoạt tính sinh học được tìm thấy trong tổ yến có khả năng ức chế virus cúm.

Không những thế, một số nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm cho thấy các thành phần của tổ yến có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa xác định được các thành phần chính xác có đặc tính chống ung thư.

Ngoài ra, việc dùng tổ yến thường xuyên cũng cho thấy sự cải thiện về tiêu hóa, giấc ngủ, giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương và kích thích tăng trưởng tế bào mới. Nhiều người còn cho rằng, việc cho trẻ ăn yến sào có thể kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Giải đáp: Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?

Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không

Từ những tác dụng của yến sào với trẻ em, có thể thấy, tổ yến mang lại rất nhiều lợi ích cho các bé. Thế nhưng, khi tổ yến ngày càng được tiêu thụ rộng rãi, những tác dụng phụ của yến sào lại trở thành một chủ đề được bàn tán sôi nổi. Trong đó, thắc mắc “Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?” được nhiều cha mẹ quan tâm.

Thống kê cho thấy, tổ yến được thu hoạch nhiều nhất là từ yến trắng (Aerodramus fuciphagus) và yến đen (Aerodramus maximus). Nghiên cứu đã phát hiện, trong hai loại tổ yến này có chứa 6 loại hormone, bao gồm testosterone, estradiol (một dạng estrogen), progesterone, hormone luteinizing, hormone kích thích nang trứng (FSH) và prolactin.

Chính vì có chứa hormone gây dậy thì sớm là estrogen và testosterone, nên mức độ an toàn của hormone trong tổ yến ngày càng nhận được sự chú ý. Vậy, trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?

Trên thực tế, nhiều loại thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày đều chứa nội tiết tố, trong đó phổ biến nhất là trứng, sữa, ngũ cốc, thịt gà, đậu nành… Một nghiên cứu về hàm lượng hormone có trong tổ yến đã cho thấy, yến sào chứa lượng hormone rất nhỏ, không đáng kể, và thấp hơn nhiều so với những thực phẩm này. Dựa trên cuộc điều tra này, ảnh hưởng sức khỏe của các hormone trong yến sào có thể không đáng kể.

Hơn nữa, chỉ khi cơ thể trẻ hấp thụ một lượng lớn estrogen hoặc các chất giống estrogen mới có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa hormone trong cơ thể. Chỉ vài gram tổ yến trong mỗi lần sử dụng dường như không đủ để gây ra tác hại chuyển hóa hormone gì. Ngoài ra, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy estrogen và progesterone nội sinh trong thực phẩm có thể gây hại rõ ràng cho cơ thể con người.

Như vậy, câu trả lời cho vấn đề “Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?” là cha mẹ có thể cho con dùng yến sào đúng cách, đúng liều lượng cho phép mà không phải lo lắng về nguy cơ dậy thì trước tuổi. Mức tiêu thụ 2g yến sào đối với trẻ dưới 10 tuổi và 5g đối với trẻ trên 10 tuổi vừa đảm bảo bé hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng của tổ yến, vừa không gây thừa dinh dưỡng hay làm tăng nguy cơ dẫn đến dậy thì sớm.

Lưu ý khi cho trẻ ăn yến sào

Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không

Như vậy là bạn đã biết được lời đáp cho thắc mắc “Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?”. Yến sào không chỉ tốt cho trẻ nhỏ mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người lớn. Tuy nhiên, khi cho trẻ dùng tổ yến, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên lạm dụng việc dùng yến sào để bồi bổ sức khỏe cho bé.
  • Nên cho bé ăn tổ yến vào lúc đói để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Bạn có thể cho trẻ thưởng thức yến sào vào buổi sáng sớm khi bụng đói hoặc vào buổi tối muộn trước khi đi ngủ.
  • Để biết được liều lượng yến sào phù hợp với độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

Những thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ em

Chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc “Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?” nữa rồi. Vậy, có những thực phẩm nào làm tăng nguy cơ dậy thì sớm cho trẻ em? Dưới đây là một số thực phẩm mà cha mẹ cần lưu ý:

1. Thức ăn nhanh

Những món ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên… thường thu hút trẻ nhỏ bởi hương vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt. Thế nhưng, những món này lại không cân bằng dinh dưỡng, chủ yếu chứa nhiều chất béo, ít chất xơ, nghèo vitamin và khoáng chất. 

Hơn nữa, thói quen ăn thức ăn nhanh thường xuyên làm tăng nguy cơ béo phì cho trẻ em và cả người lớn. Béo phì là một yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em.

2. Thức ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ

Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không

Giống như thức ăn nhanh, thức ăn chiên, rán cũng làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ em. Nguyên nhân là vì những món ăn này chứa nhiều dầu mỡ, khiến trẻ bị thừa cân, béo phì nếu tiêu thụ quá nhiều.

3. Rau củ quả trái mùa

Rau củ quả trái mùa thường chứa nhiều thuốc bảo vệ thực vật, chất tăng trưởng… có nguy cơ gây dậy thì sớm ở trẻ em. Ngoài ra, những rau củ quả biến đổi gen cũng có thể ảnh hưởng đến hormone bên trong cơ thể trẻ.

4. Thực phẩm chức năng

Một số cha mẹ cho con dùng thực phẩm chức năng để bồi bổ cho bé. Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung các loại thuốc “bổ” này có thể khiến cơ thể bé bị dư thừa chất, làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được “Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?” và “nhận diện ” được các thực phẩm có nguy cơ gây dậy thì sớm cho trẻ. Điều này giúp bạn có kế hoạch xây dựng chế độ ăn phù hợp cho sự phát triển của trẻ. 

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói,… vì chất lượng và sự tận tâm.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

[Determination and level investigation of 45 hormones in edible bird’s nest by solid phase extraction-high performance liquid chromatography-tandem mass spectrometry] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35478001/ Ngày truy cập: 12/10/2023

Extraction and Determination of Hormones in the Edible Bird’s Nest https://www.researchgate.net/publication/280745893_Extraction_and_Determination_of_Hormones_in_the_Edible_Bird’s_Nest Ngày truy cập: 12/10/2023

Edible Bird’s Nest: The Functional Values of the Prized Animal-Based Bioproduct From Southeast Asia–A Review https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2021.626233/full Ngày truy cập: 12/10/2023

Edible bird’s nest: Food or medicine? | SpringerLink https://link.springer.com/article/10.1007/s11655-013-1563-y Ngày truy cập: 12/10/2023

Chapter 18 – Sustainability challenges in edible bird’s nest: Full exploitation and health benefit https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/B9780323910019000293?via%3Dihub Ngày truy cập: 12/10/2023

Is Bird Nest Good For Health https://bikehike.org/is-bird-nest-good-for-health/#Is_eating_bird_nest_good_for_health Ngày truy cập: 12/10/2023

Edible Bird’s Nests: Nutrients, Benefits, Downsides https://www.healthline.com/nutrition/bird-nest-benefits-and-downsides Ngày truy cập: 12/10/2023

Bird’s nest hormone can promote precocious puberty in children, is it true? |Science – baby| DayDayNews https://daydaynews.cc/en/baby/2011683.html Ngày truy cập: 12/10/2023

Phiên bản hiện tại

09/11/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKII Nguyễn Hoài Chân

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKII Nguyễn Hoài Chân

Nhi khoa · Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 09/11/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo