backup og meta

Sầu riêng kỵ với gì? 9 món không nên kết hợp với sầu riêng

Sầu riêng kỵ với gì? 9 món không nên kết hợp với sầu riêng

Sầu riêng là một loại trái cây có mùi thơm, vị ngọt béo đặc trưng. Mặc dù đây là một loại trái cây ngon được nhiều người yêu thích nhưng có bao giờ bạn thắc mắc “sầu riêng kỵ với gì” không?

Khi bạn biết được những món ăn kỵ với sầu riêng thì sẽ giúp những lợi ích của loại trái cây nhiệt đới này phát huy đáng kể. Còn nếu bạn không ăn sầu riêng đúng cách thì có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu sầu riêng kỵ với món gì nhé.

Sầu riêng kỵ với gì? 9 món không “đội trời chung” với sầu riêng

Sầu riêng kỵ với món gì? Theo các chuyên gia, bạn không nên kết hợp sầu riêng với một số loại đồ ăn, nước uống vì chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là 9 món không nên ăn cùng sầu riêng:

1. Rượu và thức uống có cồn

Sầu riêng kỵ với món gì? Bạn không nên ăn sầu riêng khi đang nhâm nhi vài chén rượu hoặc thức uống có cồn. Bởi vì, sầu riêng là một loại trái cây có tính nóng. Rượu là một loại thức uống có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể. 

Việc tiêu thụ cùng lúc sầu riêng với rượu có thể làm tăng huyết áp gây ảnh hưởng tới hệ tim mạch. Hơn nữa, bộ đôi này còn có thể làm trầm trọng hơn tình trạng ợ nóngđầy hơi. Ngoài ra, hỗn hợp carbohydrate, calo và chất xơ trong các thực phẩm có thể làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh tiểu đường, thậm chí dẫn đến tử vong.

2. Cà phê 

sầu riêng kỵ với gì
Sầu riêng kỵ với gì? Đừng ăn sầu riêng, uống cà phê cùng lúc

Sầu riêng kỵ với nước gì? Bạn không nên uống cà phê ngay sau khi ăn sầu riêng hoặc uống cà phê cùng với lúc ăn sầu riêng. Bởi vì, trong cà phê có chứa một lượng caffeine nhất định. Khi sầu riêng kết hợp với caffeine có thể khiến cho huyết áp tăng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Sầu riêng kỵ với gì? Sầu riêng kỵ sữa

Ngoài cà phê thì sầu riêng kỵ với nước gì nữa? Bạn cũng không nên uống sữa ngay sau khi ăn sầu riêng. Nếu bạn uống sữa ngay sau khi ăn sầu riêng thì có thể gây đầy bụng, khó tiêu và khó chịu cho dạ dày. 

4. Cua 

sầu riêng kỵ với gì
Sầu riêng kỵ với gì? Sầu riêng kỵ với cua

Sầu riêng kỵ với món gì? Món ăn bạn nên tránh khi ăn sầu riêng là các món chế biến từ cua. Mặc dù, sầu riêng là một món ăn có tính nóng và cua là thực phẩm có tính hàn. Tuy nhiên, khi bạn ăn hai món ăn này cùng lúc có thể khiến cho dạ dày khó chịu và đầy hơi. Tốt nhất, bạn nên ăn hai món này cách nhau ít nhất là 1 giờ.

5. Thịt bò và thịt cừu

Ngoài các thực phẩm kể trên, sầu riêng còn kỵ với món gì? Sầu riêng còn kỵ với các món ăn chế biến từ thịt bò và thịt cừu. Khác với cua, thịt bò và thịt cừu là hai thực phẩm có tính nóng. Nếu bạn kết hợp với sầu riêng cũng có tính nóng thì có thể gây “nóng trong”, khiến cho cơ thể bị tăng thân nhiệt nhiều hơn. Thậm chí, có một số người có thể mệt mỏi, thậm chí là bị ốm ngay ngày hôm sau khi ăn thịt bò hoặc thịt cừu với sầu riêng.

6. Sầu riêng kỵ với gì? Sầu riêng kỵ cà tím

sầu riêng kỵ với gì
Sầu riêng kỵ với gì? Không nên ăn sầu riêng và cà tím cùng lúc

Sầu riêng kỵ với thức ăn gì? Ngoài các loại thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt cừu, sầu riêng còn kỵ với cà tím. Đây là một loại rau giàu chất dinh dưỡng nhưng có tính nóng giống sầu riêng. Như bạn đã biết, khi kết hợp hai thực phẩm có tính nóng có thể dẫn đến các tác phụ không tốt cho sức khỏe. 

Bạn cũng có thể tham gia vào cộng đồng Hello Bacsi để tham khảo thêm cách nấu canh cà tím nấu đậu nhé.

7. Măng cụt

Ăn sầu riêng kỵ với trái cây gì? Măng cụt cũng là một loại trái cây thơm ngon nhưng có tính nóng. Do đó, bạn không nên ăn măng cụt cùng với sầu riêng có thể khiến cơ thể nóng hơn và dẫn đến tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

8. Trái vải thiều

sầu riêng kỵ với gì
Sầu riêng kỵ với gì? Sầu riêng kỵ với vải thiều

Sầu riêng kỵ với gì? Ngoài măng cụt, sầu riêng còn kỵ với vải thiều. Đây cũng là một trong những loại trái cây ngon ngọt nhưng có tính nóng. Nếu kết hợp hai loại thực phẩm có tính nóng với nhau có thể khiến bạn bị “nóng trong”, sốt, táo bón hoặc đau họng.

9. Sầu riêng kỵ với gì? Trái nhãn

Bên cạnh vải thiều, bạn cũng không nên ăn sầu riêng cùng với trái nhãn. Cũng tương tự như măng cụt và vải thiều, nhãn cũng là loại trái cây có tính nóng. Nếu bạn ăn nhãn cùng với sầu riêng cũng có thể gây ra các tác phụ tương tự như hai loại trái cây kể trên.

Những ai không nên ăn sầu riêng?

sầu riêng kỵ với gì

Sau khi tìm hiểu trái sầu riêng kỵ với gì, bạn cũng cần biết những đối tượng không nên loại trái cây này để tránh gây hại cho sức khỏe gồm:

  • Người bị ợ nóng và đầy bụng: Hàm lượng chất xơcarbohydrate cao trong sầu riêng có thể khiến tình trạng tiêu hóa trầm trọng hơn. 
  • Những người bị mụn nhọt và nóng trong: Nếu bạn đang nổi mụn nhọt và nóng trong người, sau khi ăn sầu riêng có thể gây nổi mụn nhiều hơn và cơ thể nóng hơn.
  • Phụ nữ mang thai và người bị cao huyết áp: Lượng đường trong sầu riêng khá cao có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, bốc hỏa do tăng huyết áp. Tình trạng này có thể gây hại cho thai nhi và những bệnh nhân cao huyết áp.
  • Người bị suy thận: Lượng kali trong sầu riêng có thể gây nguy hiểm với những bệnh nhân bị suy thận. Vì lượng kali trong máu vượt quá mức 6,5 mmol/l bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim, thậm chí ngưng tim đột ngột và gây tử vong.
  • Người có tình trạng âm hư và nội nhiệt: Biểu hiện của bệnh lý này là người gầy ốm, da khô, nóng bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân ấm, khát nước, khó ngủ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, táo bón, di mộng tinh… Ai có các biểu hiện này cũng nên kiêng sầu riêng vì tính nóng của loại trái cây này có thể khiến bệnh lý nặng hơn.

Như vậy, sầu riêng kỵ với gì? Bạn không nên ăn sầu riêng khi đang uống rượu và các thức uống có cồn, sữa. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn sầu riêng cùng với các món chế biến từ cà tím, cua, các món chế biến từ thịt bò, thịt cừu, nhãn, vải thiều và măng cụt. Bên cạnh tìm hiểu các món gì kỵ với sầu riêng, bạn có thể tìm hiểu thêm về việc ăn sầu riêng có tốt không trên Hello Bacsi nhé.

Bác sĩ CKI. Lê Hồng Thiện có hơn 10 năm kinh nghiệm, từng công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy, hiện là người điều hành và trực tiếp thăm khám tại phòng khám Nhi BS.CKI Hồng Thiện. PK BS Thiện chuyên thăm khám và điều trị các nhóm bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm giúp hỗ trợ các bậc phụ huynh trong việc chữa trị các bệnh lý về Nhi khoa một cách hiệu quả.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Durian, raw or frozen
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/168192/nutrients
Truy cập ngày 29/07/2024

2. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam
https://www.fao.org/fileadmin/templates/food_composition/documents/pdf/VTN_FCT_2007.pdf
Truy cập ngày 29/07/2024

3. Exploring the potential nutraceutical values of durian (Durio zibethinus L.) – an exotic tropical fruit
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25172686/
Truy cập ngày 29/07/2024

4. Bioactive Compounds, Nutritional Value, and Potential Health Benefits of Indigenous Durian (Durio Zibethinus Murr.): A Review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6463093/
Truy cập ngày 29/07/2024

5. Cẩn thận khi dùng sầu riêng
https://bvnguyentriphuong.com.vn/dinh-duong/can-than-khi-dung-sau-rieng
Truy cập ngày 29/07/2024

Phiên bản hiện tại

29/08/2024

Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tham vấn y khoa: BS.CKI Lê Hồng Thiện

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

Ăn mít có béo không? Lượng calo trong mít & Cách ăn không béo

Ăn hạt mít có tác dụng gì? Bất ngờ 5 tác dụng của hạt mít cho sức khoẻ


Tham vấn y khoa:

BS.CKI Lê Hồng Thiện

Nhi khoa · Phòng khám Chuyên khoa Nhi BS.CKI Hồng Thiện


Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo