Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Bạn nên đi khám ngay nếu:
- Các triệu chứng đau họng sốt kéo dài hơn 10 ngày
- Cực kỳ đau hoặc khó nuốt
- Khó thở
- Phát ban
Biến chứng

Viêm họng có nguy hiểm không?
Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, chẳng hạn như:
Chẩn đoán bệnh

Kỹ thuật chẩn đoán viêm họng
Khám sức khỏe tổng quát
Nếu bạn gặp phải triệu chứng được đề cập như trên, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ họng và tìm xem có các mảng trắng hay xám, sưng và đỏ không. Để kiểm tra sưng hạch bạch huyết, bác sĩ sẽ chạm vào hai bên cổ, dưới dái tai.
Nuôi cấy mẫu mô
Nếu nghi ngờ bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành quết mẫu dịch tiết từ cổ họng. Xét nghiệm này sẽ cho kết quả trong vòng vài phút nếu dương tính với liên cầu khuẩn. Trong một số trường hợp, mẫu dịch sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra thêm và kết quả thường có sau 24 giờ.
Xét nghiệm máu
Nếu bác sĩ nghi ngờ một nguyên nhân khác gây ra viêm họng, bạn có thể cần làm xét nghiệm máu, thường để xác định bệnh bạch cầu đơn nhân.
Điều trị hiệu quả

Những phương pháp giúp chữa viêm họng
Dùng thuốc
Nếu bị viêm họng do virus (cúm), bạn không thể dùng kháng sinh nhưng bệnh thường tự khỏi trong vòng 5-7 ngày. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dùng thuốc kháng virus.
Kháng sinh chỉ dùng trong các trường hợp đau họng do:
- Liên cầu khuẩn
- Vi khuẩn chlamydia hoặc lậu
Biện pháp trị viêm họng tại nhà
Một số cách trị viêm họng do virus tại nhà mà bạn có thể áp dụng là:
- Uống nhiều nước để tránh mất nước
- Ưu tiên uống nước ấm, tránh các món lạnh
- Súc miệng bằng nước muối ấm
- Sử dụng máy tạo độ ẩm
- Nghỉ ngơi cho đến khi bạn thấy khỏe hơn
Để giảm đau và hạ sốt, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau không kê đơn, như paracetamol hoặc ibuprofen. Kẹo ngậm trị đau họng cũng có thể giúp làm dịu cổ họng đang đau đớn.
Phòng ngừa

Làm thế nào để phòng ngừa viêm họng?
Một số biện pháp có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng khó chịu này là:
- Tránh dùng chung đồ ăn, thức uống và dụng cụ ăn uống với người khác
- Tránh đến gần người bị bệnh
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi ho hoặc hắt hơi
- Sử dụng nước rửa tay chứa cồn hoặc rửa bằng xà phòng và nước
- Tránh hút thuốc và hít khói thuốc lá
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!