Giải mã 3 nhóm nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi

Việc thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi hay bị đầy bụng xì hơi khiến bạn băn khoăn không biết tình trạng này là do đâu không? Hãy lắng nghe lời giải mã nguyên nhân thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi từ đội ngũ chuyên gia của Hello Bacsi ngay sau đây.
Việc thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:
1. Tiêu thụ một số thực phẩm gây ra khí trong đường tiêu hóa
Chế độ ăn có các thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, đậu Hà Lan, trái cây, rau, ngũ cốc… làm tăng lượng khí sản sinh trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đầy bụng xì hơi nếu tiêu thụ các thực phẩm sau:
- Đồ uống có gas chẳng hạn như soda và bia, làm tăng khí trong dạ dày.
- Sử dụng chất bổ sung chất xơ có chứa psyllium, chẳng hạn như Metamucil, có thể làm tăng khí trong đại tràng.
- Việc tiêu thụ chất thay thế đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo, chẳng hạn như sorbitol, mannitol và xylitol có trong một số thực phẩm và đồ uống không đường có thể gây ra khí thừa trong ruột già.
2. Các vấn đề sức khỏe đường tiêu hóa
Theo các chuyên gia sức khỏe, việc gặp phải một trong các tình trạng y tế có thể làm tăng lượng khí trong lòng ruột dẫn đến chướng bụng đầy hơi, thậm chí là đau bụng bao gồm:
- Bệnh đường ruột mãn tính: Khí dư thừa thường là triệu chứng của các tình trạng đường ruột mãn tính, chẳng hạn như viêm túi thừa, viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.
- Sự phát triển quá mức của vi khuẩn ruột non: Sự gia tăng hoặc thay đổi vi khuẩn trong ruột non có thể gây ra đầy hơi, tiêu chảy và giảm cân.
- Không dung nạp thực phẩm: Khí hoặc đầy hơi có thể xảy ra nếu hệ thống tiêu hóa của bạn không thể phá vỡ và hấp thụ một số loại thực phẩm, chẳng hạn như đường trong các sản phẩm từ sữa (lactose) hoặc protein như gluten trong lúa mì và các loại ngũ cốc khác.
- Táo bón: Táo bón có thể gây khó khăn cho việc truyền khí.
- Tăng lượng hơi trong lòng ruột: Do thức ăn bị ứ trệ và không xì hơi được trong trường hợp tắc ruột, hay ruột không hấp thu được một số loại thực phẩm (ăn thức ăn béo hoặc uống đồ uống có gas – đã được đề cập ở trên).
- Khí trong lòng ruột không được hấp thu vào máu hoặc ngược lại được khuếch tán từ máu vào lòng ruột theo sự chênh lệch áp suất: Ví dụ: ở dạ dày áp lực khí CO2 ít hơn trong máu nên sẽ khuếch tán khí từ máu vào lòng ruột, nhưng ở tá tràng thì ngược lại.
3. Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống, chẳng hạn như ăn quá nhanh, uống bằng ống hút, nhai kẹo cao su, ngậm kẹo hoặc nói chuyện trong khi nhai khiến bạn nuốt nhiều không khí hơn. Điều này làm tăng lượng khí trong lòng ruột dẫn đến nguy cơ bị chướng bụng đầy hơi.
Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị đầy hơi chướng bụng?
Hiện tượng đầy hơi chướng bụng hay bụng căng tức, khó chịu xảy ra rất phổ biến và thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Tình trạng đầy hơi chướng bụng không nghiêm trọng và có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, nếu bị đầy hơi kéo dài và không giảm dù đã áp dụng những biện pháp thông thường, bạn cần phải đi khám để có thể xác định được nguyên nhân.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị đầy hơi chướng bụng?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đầy hơi, ví dụ như:
- Chế độ ăn uống bao gồm các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt từ cây họ đậu
- Cơ thể bạn không thể tiêu hóa lactose hoặc gluten. Lactose có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa như phô mai và kem. Gluten là hỗn hợp các protein và có trong một số sản phẩm làm từ lúa mì như mì ống và bánh mì
- Lối sống tĩnh tại, ít vận động làm cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại (nhu động ruột bị giảm)
- Đầy hơi chướng bụng có thể gặp ở người mắc bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS), nhưng không phải là triệu chứng thường gặp, ợ hơi góp phần làm axit trào ngược trong một số trường hợp nên có thể kèm theo cảm giác nóng rát vùng ngực hay vùng bụng trên rốn.
Chẩn đoán và điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chướng bụng đầy hơi?
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!