- Lượng nước tiểu giảm rõ rệt và đều
- Bạn đã bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt cao và không thể uống đủ nước để thay thế phần dịch bạn đã mất.
- Lượng nước tiểu giảm có liên quan đến chóng mặt, choáng hoặc mạch nhanh.
Bạn nên đi cấp cứu nếu cảm thấy cơ thể mình có thể bị sốc. Điều này có thể là do nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc chấn thương cần điều trị nhanh chóng.
Bạn cũng nên đi khám ngay nếu nghĩ rằng tuyến tiền liệt phì đại hoặc các tình trạng khác có thể đang làm tắc nghẽn đường tiết niệu. Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể nhanh chóng phát triển thành vô niệu. Vô niệu cần phải được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng cho thận.
Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Nguyên nhân
Đi tiểu ít là bệnh gì?
Hiện tượng bàng quang ít nước tiểu có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe sau:
- Mất nước. Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất khiến giảm lượng nước tiểu. Thông thường, mất nước xảy ra khi bạn bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa hoặc một bệnh khác và không thể bổ sung phần dịch đã mất. Trong trường hợp này, thận sẽ cố gắng giữ lại càng nhiều nước càng có thể.
- Nhiễm trùng hoặc chấn thương. Đi tiểu ít là bệnh gì? Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc chấn thương. Đây là những nguyên nhân ít điển hình gây thiểu niệu. Những tình trạng này có thể khiến cơ thể bị sốc, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan. Sốc là một tình trạng cấp cứu y tế và cần được điều trị ngay lập tức
- Tắc nghẽn đường tiết niệu. Tắc nghẽn đường tiết niệu xảy ra khi nước tiểu không thể ra ngoài. Điều này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai quả thận và thường dẫn đến lượng nước tiểu giảm.
- Thuốc. Một số loại thuốc có thể khiến bàng quang ít nước tiểu, bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID); thuốc trị cao huyết áp, như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và gentamicin. Nếu thuốc khiến lượng nước tiểu giảm, bạn nên thảo luận với bác sĩ về vấn đề này. Họ có thể thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng hiện tại của bạn. Không bao giờ thay đổi liều lượng hoặc ngừng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Vậy ngoài các nguyên nhân trên, thì đi tiểu ít còn là dấu hiệu bệnh gì? Các nguyên nhân khác bao gồm phì đại tuyến tiền liệt, mất máu, viêm thận hoặc tổn thương.
Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến khiến bàng quang ít nước tiểu. Tham khảo ý kiến bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
Chẩn đoán & Điều trị
Những phương pháp nào giúp chẩn đoán thiểu niệu?
Để chẩn đoán tình trạng nước tiểu ít, bác sĩ thường dựa vào những thông tin người bệnh cung cấp, chẳng hạn tình trạng đi tiểu ít nước xảy ra trong bao lâu, lượng nước người bệnh uống mỗi ngày…
Ngoài ra, họ cũng sẽ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán bàng quang ít nước tiểu:
Điều trị thiểu niệu
Các phương pháp điều trị tình trạng uống nhiều nước mà đi tiểu ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm sức khỏe tổng thể, nguyên nhân, các tổn thương ở thận.
Tăng cường uống nhiều nước
Cách đơn giản để điều trị thiểu niệu là uống nhiều nước. Trong trường hợp người bệnh bị mất nước nghiêm trọng, bác sĩ sẽ truyền dịch qua đường tĩnh mạch
Sử dụng thuốc
Nếu bổ sung nước vẫn không cải thiện tình trạng bàng quang ít nước tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, gồm:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!