Vùng bụng dưới ở phụ nữ không chỉ chứa các cơ quan tiêu hóa, một phần của đường tiết niệu mà còn có cơ quan sinh sản. Do đó, nhiều chị em thường lo lắng rằng bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Cảm giác đau bụng dưới có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Ở phụ nữ, tình trạng này thường gặp trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cơn đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác cần được điều trị. Vậy bạn có biết bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì và khi nào cần đến gặp bác sĩ không? Để có câu trả lời rõ ràng, đừng bỏ qua bài viết sau của Hello Bacsi bạn nhé!
Đau bụng dưới là gì?
Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì, đâu là dấu hiệu nguy hiểm?”, hãy cùng tìm hiểu khái niệm “đau bụng dưới là gì?”
Đau bụng dưới xảy ra ở vùng dưới rốn, có thể liên quan đến các cơ quan nằm giữa rốn và xương chậu, chẳng hạn như ruột non, đại tràng, ruột thừa, buồng trứng, tử cung, niệu quản, bàng quang, phúc mạc.
Đối với nữ giới, vùng bụng dưới rốn còn có sự hiện diện của cơ quan sinh sản và cơn đau có thể bắt nguồn từ những cơ quan này. Thực tế mà nói, việc phân biệt sự khác nhau giữa một cơn đau bụng kinh và cơn đau quặn ruột ở phụ nữ thật không dễ dàng vì chúng biểu hiện gần như cùng một vị trí.
Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? 6 nguyên nhân thường gặp
Bạn có từng băn khoăn về việc “Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì?” hay không? Theo các chuyên gia sức khỏe, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị đau bụng dưới rốn ở nữ là:
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là nhiễm trùng bàng quang, có thể gây đau bụng dưới rốn cùng cảm giác nặng bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu, nóng sốt và tiểu tiện ra máu.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời nếu mắc phải tình trạng này. Khi đó, bạn sẽ được chỉ định uống thuốc kháng sinh và thực hiện các biện pháp khác để thúc đẩy quá trình hồi phục.
2. Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Đau bụng kinh
Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Thông thường, đau bụng kinh là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cơn đau vùng bụng dưới rốn ở phụ nữ. Cơn đau thường dữ dội lúc đầu rồi giảm dần, nhưng cường độ đau ở mỗi người cũng có thể khác nhau. Một số người cũng có thể cảm thấy đau ở lưng dưới và có cảm giác khó chịu nói chung.
Để giảm nhẹ cơn đau, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen hoặc chườm ấm lên bụng để cảm thấy dễ chịu hơn.
Nếu cơn đau bụng dưới trong lúc hành kinh dữ dội hơn bình thường, kèm theo sốt, nhức đầu, buồn nôn thì bạn cần đến gặp bác sĩ sản phụ khoa ngay.
3. U nang buồng trứng
Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Theo các chuyên gia, tình trạng đau bụng dưới rốn ở nữ giới cũng có thể xảy ra do u nang buồng trứng. Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên bụng dưới. Cường độ đau sẽ khác nhau tùy vào kích thước của u nang và đôi khi xuất hiện thêm các triệu chứng khác như chậm kinh, mệt mỏi quá mức và đau khi quan hệ tình dục.
Nếu được chẩn đoán bị u nang buồng trứng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị tùy thuộc vào đặc điểm của u nang và khả năng phát triển của nó. Một số trường hợp chỉ cần theo dõi, thay đổi biện pháp tránh thai nhưng có những trường hợp cần phải phẫu thuật để cắt bỏ u nang nếu có kích thước lớn và gây ra nhiều triệu chứng.
Bạn có thể giảm nhẹ triệu chứng u nang buồng trứng và tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.
4. Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu phát triển từ tình trạng nhiễm trùng bộ phận sinh dục mà không được điều trị. Các vi sinh vật trú ngụ tại đường sinh dục và sinh trưởng gây ra viêm nhiễm toàn bộ vùng chậu. Khi đó, bạn có thể bị đau bụng dưới, sốt, đau khi quan hệ tình dục, đau khi tiểu tiện và tiết dịch bất thường.
Nếu mắc phải bệnh lý này, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm để xác định vi khuẩn gây viêm và kê đơn thuốc kháng sinh thích hợp để điều trị. Viêm vùng chậu là một bệnh lý nguy hiểm và có thể dẫn tới biến chứng nhiễm trùng nặng do đó cần điều trị và theo dõi thích đáng.
5. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích cũng có khi gây ra cơn đau bụng dưới hoặc khiến người bệnh cảm thấy khó chịu chung ở bụng. Ngoài ra, các triệu chứng khác thường cùng xuất hiện gồm đầy hơi, chướng khí, bị táo bón và tiêu chảy luân phiên.
Nếu nghi ngờ mình bị hội chứng ruột kích thích, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Việc điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu là dùng thuốc để làm giảm triệu chứng và thay đổi chế độ ăn phù hợp.
6. Bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì? Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có thể gây đau bụng dưới rốn và thường xuất hiện ở phía bên phải bụng dưới. Cơn đau cấp tính và dữ dội, đôi khi xuất hiện cùng các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, sốt.
Bạn cần đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức khi nhận thấy các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ viêm ruột thừa. Sau khi xác nhận, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra như vỡ ruột thừa, nhiễm trùng toàn thân.
Một số trường hợp ít gặp hơn, cơn đau bụng dưới rốn có thể do bị ảnh hưởng từ nơi khác đến khi dây thần kinh bị kích thích. Ví dụ, cơn đau thận có khả năng lan ra phía trước ở vùng bụng dưới mặc dù thận nằm ở phía sau khoang bụng.
Các biện pháp giúp giảm đau bụng dưới tại nhà
Đến đây hẳn là bạn đã rõ “bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì?”. Với những cơn đau bụng dưới rốn từ nhẹ đến vừa mà không kèm theo các triệu chứng đáng lo ngại nào khác, bạn có thể thử áp dụng các cách sau để xoa dịu cơn đau ngay tại nhà:
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen nếu cơn đau khiến bạn cảm thấy khó chịu và làm ảnh hưởng đến công việc
- Chườm ấm lên vùng bụng dưới
- Uống đủ nước
- Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể
- Hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu, nặng bụng
- Uống trà thảo dược như trà bạc hà, cam thảo hay gừng cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi cơn đau bụng dưới xảy ra dữ dội, kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị nhanh chóng.
Bạn cần đến ngay cơ sơ y tế gần nhất ngay nếu:
- Cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội
- Đau dai dẳng, kéo dài mà không hết hoặc ngày càng nặng
- Bụng căng cứng lên và có thể cứng hoặc mềm khi sờ vào
- Tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu
- Sốt dai dẳng hoặc buồn nôn, nôn mửa
- Có biểu hiện vàng da, vàng mắt
- Không thể ăn được trong nhiều ngày
- Không đại tiện được trong nhiều ngày
- Phát hiện đang mang thai.
Hy vọng bạn đã biết được những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra khi bị đau bụng dưới rốn ở nữ là bệnh gì. Dù đây là triệu chứng thường thấy trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe khác, nhất là khi có các triệu chứng bất thường kèm theo. Thế nên, bạn đừng quên đi thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để phát hiện các bất thường nếu có! Ngoài ra, hãy gia nhập cộng đồng Sức khỏe phụ nữ trên Hello Bacsi để chia sẻ câu chuyện, cùng thảo luận về bí quyết chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý phụ nữ bạn nhé!
[embed-health-tool-ovulation]