
Thông thường, chỉ với một vài thay đổi cơ bản trong chế độ ăn và sinh hoạt là đã có thể giúp các triệu chứng của hội chứng này cải thiện theo thời gian. Dưới đây là một số mẹo chữa hội chứng ruột kích thích mà bạn có thể thử:
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
Bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc và các loại hạt vào thực đơn mỗi ngày để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Trong thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích, bạn nên:
- Chọn các loại thực phẩm chứa protein dễ tiêu hóa như trứng, thịt gà, gà tây, cá, đậu phụ cứng và sữa chua Hy Lạp không có đường; các phương pháp chế biến ít chất béo, chẳng hạn như nướng, quay, hấp, luộc và áp chảo.
- Sử dụng rau nấu chín thay vì rau sống vì rau nấu chín dễ tiêu hóa hơn.
- Cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ nếu bạn bị táo bón, chẳng hạn như hạt lanh, yến mạch….
- Hạn chế dùng các loại rau và đậu gây đầy hơi như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải bắp, cải bruxen, đậu xanh, đậu lăng và đậu đen nếu bạn có triệu chứng hội chứng ruột kích thích này.
- Hạn chế cà phê và các loại trà có chứa caffein mạnh (đen, xanh). Bạn không nên dùng quá 3 tách mỗi ngày.
- Hạn chế uống rượu, đồ uống có ga, thức ăn cay và thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ (ví dụ như khoai tây chiên, pizza, hamburger, tempura).
- Hạn chế dùng các sản phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo như sorbitol, mannitol, xylitol, maltitol và erythritol, đặc biệt nếu bạn đang bị tiêu chảy. Một số loại thực phẩm có chứa những chất này là mận khô, súp lơ và nấm, (trừ nấm sò) cũng như kẹo và kẹo cao su không đường.
Các thực phẩm gây hội chứng ruột kích thích thường là ớt đỏ, hành lá, rượu vang đỏ, lúa mì và sữa bò. Nếu lo sợ việc bỏ qua những thực phẩm này sẽ không cung cấp đủ canxi cho cơ thể thì bạn có thể bổ sung bằng các thực phẩm khác như bông cải xanh, cải bó xôi, rau lá màu xanh đậm, đậu phụ, sữa chua, cá mòi, cá hồi, nước cam, bánh mì…
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh
Ngoài việc duy trì thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích phù hợp, bạn cũng nên xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh bằng cách:
- Bỏ hút thuốc (nếu có)
- Chú ý thư giãn cơ thể bằng cách tập thể dục nhiều hơn hoặc tránh làm việc quá sức
- Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ sữa hoặc phô mai
- Chia nhỏ các bữa ăn, ăn uống đúng lịch, ăn chậm, nhai kỹ
- Ghi chép về các loại thực phẩm mà bạn ăn để tìm ra loại thực phẩm gây hội chứng này ở ruột
- Kiểm soát căng thẳng và lo âu bằng cách đi bộ, nghe nhạc, thực hành thiền, yoga, nấu ăn….
Qua những chia sẻ trên, Hello Bacsi hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về hội chứng ruột kích thích. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ là bắt buộc khi điều trị bệnh bạn nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử các bí quyết kể trên về chế độ ăn, sinh hoạt để có thể tạm biệt hội chứng ruột kích thích nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!