Giấm táo là nguyên liệu quen thuộc và phổ biến với nhiều gia đình Việt. Giấm táo không chỉ được sử dụng như một loại gia vị trong nhà bếp. Đây còn là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt phù hợp trong việc giảm cân.
Vậy giấm táo thực sự có tác dụng gì? Giấm táo có giúp giảm cân không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của giấm táo và cách sử dụng giấm táo để tốt cho sức khỏe nhé.
Giấm táo là gì?
Giấm táo (apple cider vinegar) là loại giấm được men từ táo, quá trình lên men táo bắt đầu từ việc ép táo lấy nước và để men tự nhiên cho đến khi chuyển hóa thành rượu, tiếp tục ngâm cho đến khi rượu chuyển hóa thành giấm táo nhờ axit axetic. Thành phẩm là giấm táo có màu vàng nhạt, vị chua dịu và mùi thơm của táo.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA, sau khi lên men, giấm táo chứa khoảng 5% axit axetic và một số thành phần như:
- Nước 93.8% thể tích.
- Kali 73 mg
- Canxi 7 mg
- Magiê 5 mg
- Sắt: 0.2 mg
- Carbohydrate 0.93g trong mỗi 100g.
- Đường tự nhiên fructose và glucose khoảng 0.4g.
Nhờ thành phần dinh dưỡng đặc biệt, giấm táo ngày càng được yêu thích, nhất là trong lối sống lành mạnh.

7 tác dụng của giấm táo
Bên cạnh việc sử dụng như một loại nguyên liệu nấu ăn, giấm táo có tác dụng gì đối với sức khỏe? Khi tìm hiểu về giấm táo, phần lớn mọi người cũng muốn biết về tác dụng của giấm táo, dưới đây là 7 tác dụng của giấm táo và đặc biệt tốt cho sức khỏe.
1. Tác dụng của giấm táo giúp cải thiện tiêu hóa
Giấm táo, đặc biệt là giấm táo hữu cơ, có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa, hay về mặt y khoa còn gọi là cải thiện sức khỏe đường ruột nhờ có vi khuẩn có lợi trong giấm táo lên men.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, giấm táo có khả năng kháng khuẩn nhờ vào việc làm giảm và làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn Salmonella và E.coli có hại cho đường ruột.
2. Trị táo bón, ợ nóng và các vấn đề đường ruột
Giấm táo giúp điều chỉnh nồng độ axit trong dạ dày, nhờ vậy mà các triệu chứng ợ nóng cũng được giảm nhẹ. Ngoài ra, axit axetic trong giấm táo còn có tác dụng hỗ trợ cân bằng độ pH trong dạ dày., giúp tiêu hóa thực phẩm tốt hơn và cải thiện nhu động ruột để giảm tình trạng táo bón.
3. Giấm táo giúp giảm lượng đường trong máu
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, sử dụng giấm táo hàng ngày giúp giảm mức độ đường huyết trong máu lúc đói. Giấm táo có công dụng can thiệp vào các chức năng chuyển hóa tinh bột, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu của giấm táo cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Tác dụng này rất có lợi cho bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2.
4. Giấm táo giúp giảm huyết áp
Giấm táo cũng có thể góp phần hỗ trợ giảm huyết áp thông qua một số cơ chế. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy giấm táo làm giảm huyết áp bằng cách hạ thấp hoạt động của enzyme renin. Enzyme này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp, và sự giảm hoạt động của nó có thể dẫn đến huyết áp thấp hơn.
5. Giải độc gan
Uống giấm táo có tác dụng gì? Ngoài những lợi ích đã được liệt kê ở trên, uống giấm táo pha loãng còn được cho là:
- Giúp giải độc cơ thể và thanh lọc, giải độc gan.
- Cân bằng độ pH, làm sạch các bạch cầu.
- Kích thích hệ tuần hoàn tim mạch.
6. Giảm cân bằng giấm táo
Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Functional Food chỉ ra rằng những người tiêu thụ 15ml giấm táo trước bữa trưa và bữa tối đã giảm được cân nặng trong vòng 12 tuần liên tiếp.
7. Tác dụng của giấm táo giúp làm đẹp da
Giấm táo thường được sử dụng để làm sạch và tẩy tế bào chết trên da hoặc loại bỏ các tế bào da chết. Việc rửa mặt thường xuyên với dung dịch giấm táo có thể giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, vi khuẩn và các mảnh vụn, từ đó giúp làn da khỏe mạnh hơn.
Giấm táo cũng có thể là thành phần trong các loại nước hoa hồng giúp làm mới da, thúc đẩy độ ẩm và phục hồi cân bằng pH. Do axit axetic trong giấm táo có tính chất kháng khuẩn, nó có thể bảo vệ và duy trì độ ẩm bằng cách ngăn ngừa khô da và kích ứng.

Có nên uống giấm táo mỗi ngày không?
Với thắc mắc của nhiều người liệu rằng có nên uống giấm táo mỗi ngày không, thì câu trả lời là bạn có thể uống mỗi ngày, nhưng cần uống đủ lượng và đúng cách. Vì giấm táo thực sự có lợi cho sức khỏe và đặc biệt hữu ích cho những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 hoặc đang cần kiểm soát cân nặng.
Những người không nên uống giấm táo mỗi ngày
Mặc dù giấm táo mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và cũng tương đối lành tính, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng hàng ngày. Dưới đây là các trường hợp không nên sử dụng giấm táo:
- Người bị thiếu kali trong máu (hypokalemia): Giấm táo có thể làm giảm mức kali trong cơ thể. Đây là một khoáng chất quan trọng giúp duy trì chức năng thần kinh, cơ bắp và cân bằng điện giải.
- Người dùng thuốc điều trị: Giấm táo có thể tương tác với một số loại thuốc bao gồm: thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ thiếu kali; Insulin vì có thể làm giảm đường huyết quá mức, gây hạ đường huyết một cách nguy hiểm.
- Người bị bệnh thận: Bệnh nhân suy thận không thể xử lý hiệu quả lượng axit cao từ giấm táo, gây nhiễm toan (acidemia).
- Người có các vấn đề về thực quản: Axit axetic trong giấm táo có thể kích ứng niêm mạc dạ dày và thực quản, làm trầm trọng các triệu chứng như trào ngược axit hoặc viêm loét dạ dày.
- Người có vấn đề về răng miệng: Giấm táo có tính axit mạnh, có thể làm mòn men răng, tăng nguy cơ sâu răng và ê buốt.
Cách uống giấm táo mỗi ngày an toàn
Để sử dụng giấm táo an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý về liều lượng, cách pha chế, và đối tượng sử dụng, đặc biệt khi áp dụng cho trẻ em.
- Bắt đầu với liều nhỏ: Để tránh kích ứng dạ dày hoặc làn da, bạn nên bắt đầu với một lượng giấm táo nhỏ khoảng 15 – 30ml, đồng thời nhớ pha loãng khi uống.
- Cách pha chế: Bạn có thể pha giấm táo với nước ấm hoặc thêm vào trà để giảm vị chua và dễ uống hơn. Một cách khác là thêm giấm táo vào các món ăn như sốt, salad hay gia vị để gia tăng hương vị mà không cảm thấy vị chua quá mạnh.
- Duy trì: Khi bạn đã có thói quen sử dụng giấm táo, bạn có thể duy trì bằng cách pha loãng uống trước bữa ăn hoặc sử dụng trong chế biến các món ăn có vị chua.
Hướng dẫn cách làm giấm táo
Tự làm giấm táo tại nhà không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo chất lượng và an toàn. Dưới đây là hướng dẫn từng bước chi tiết giúp bạn làm giấm táo một cách dễ dàng.
Nguyên liệu:
- Táo: Có thể dùng táo đỏ, táo xanh hoặc táo mèo tùy theo sở thích.
- Đường: 2 thìa (có thể sử dụng đường trắng hoặc đường nâu).
- Nước lọc: Đảm bảo nước sạch và không chứa clo.
- Dụng cụ đựng: Hũ thủy tinh hoặc sứ có nắp.
- Vải mỏng: Một vài tấm vải sạch, mỏng để che hũ giấm.
Cách thực hiện
- Bước 1: Rửa táo sạch, sau đó thái lát mỏng, cho nước ngập táo vào hũ.
- Bước 2: Cho thêm đường khuấy đều.
- Bước 3: Dùng đĩa để nén lại cùng với viên đá nặng như khi làm cà muối.
- Bước 4: Phủ lớp trên cùng bằng khăn mỏng sạch.
- Bước 5: Ngâm táo khoảng 1 tuần để táo lên men. Bạn có thể dùng thìa loại bỏ men trắng đi
- Bước 6: Dùng rây lọc giấm và bảo quản tiếp trong khoảng 6 tuần tiếp đó (bạn có thể để trong tủ lạnh).

Câu hỏi thường gặp
Tác dụng phụ của giấm táo là gì?
Giấm táo là một loại thuốc bổ tự nhiên. Những lợi ích sức khỏe của giấm táo đã được khoa học chứng minh. Tuy nhiên giấm táo đã được báo cáo là gây ra một số tác dụng phụ. Đặc biệt là khi sử dụng quá thường xuyên và dùng ở nồng độ cao.
- Làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu. Tác động này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau dạ dày.
- Axit axetic trong giấm táo có thể làm suy yếu men răng, dẫn đến mất khoáng chất và sâu răng.
Nên uống giấm táo khi nào trong ngày để giảm cân?
Để hỗ trợ giảm cân, bạn nên uống giấm táo trước bữa ăn 15-30 phút. Pha 1-2 thìa giấm táo với 150 – 250ml nước ấm, có thể thêm một ít mật ong để dễ uống.
Giấm táo có giúp tăng hiệu quả giảm cân và cải thiện tiêu hóa không?
Nghiên cứu cho thấy giấm táo có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn và ổn định đường huyết, từ đó hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, axit axetic trong giấm táo giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, giảm chướng bụng và cải thiện hệ vi sinh đường ruột.
Bà bầu dùng giấm táo được không? Mẹ bầu sau sinh có dùng giấm táo được không?
Theo khuyến nghị của MedlinePlus, không đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu để đưa ra hướng dẫn giấm táo. Do đó, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi trước khi có ý định sử dụng giấm táo.
Trẻ nhỏ dùng giấm táo được không, có tốt cho sức khỏe không?
Trẻ em nhạy cảm với axit và có thể gặp phải kích ứng da hoặc bỏng nếu sử dụng sai cách. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng giấm táo cho trẻ, và lưu ý giữ giấm táo xa tầm tay trẻ để tránh uống quá liều.
Kết luận
Quả thực, giấm táo là một loại nguyên liệu dễ tìm, dễ mua, dễ sử dụng mà đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn có ý định sử dụng giấm táo thì hãy nhớ sử dụng vừa phải với liều lượng tăng dần sau khi cơ thể đã dần thích nghi.
Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của giấm táo cũng như là cách sử dụng sao cho an toàn và đúng cách.
[embed-health-tool-bmr]