Bạn cần lưu ý rằng việc thực hiện phẫu thuật ghép tiểu đảo tụy giúp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng cũng mang lại nhiều thách thức khác.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, để phẫu thuật ghép tụy thành công cần ít nhất 40 tiểu đảo tụy đưa vào cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, quá trình thu thập có phần phức tạp vì tiểu đảo tụy lấy từ người hiến tặng đã chết và các tế bào này sẽ nhanh chóng phân hủy ngay khi cơ thể ngừng hoạt động.
Bên cạnh đó, số lượng tiểu đảo tụy cần cấy ghép phải khoảng 40 vì hệ miễn dịch của người bệnh sẽ ngay lập tức tiêu diệt chúng sau khi phẫu thuật thành công. Nguyên nhân là do các tế bào miễn dịch nhận định tiểu đảo tụy như một mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Mặt khác, người bệnh nhận ghép tụy vẫn còn mang bệnh tự miễn của tiểu đường tuýp 1 (hệ miễn dịch tự tấn công tụy).
Trong vòng ba năm, những tiểu đảo tụy này sẽ bị diệt hết, đồng nghĩa với việc người bệnh cần phải trải qua phẫu thuật ghép tụy thêm lần nữa. Theo ước tính từ các chuyên gia, để tiếp tục sản sinh insulin, người bệnh cần thực hiện cấy ghép tiểu đảo tụy ba năm một lần trong suốt quãng đời còn lại. Nó cũng đồng nghĩa với việc họ phải làm quen với việc dùng thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chống viêm cho đến khi qua đời.
Bên cạnh đó, các vấn đề khác có thể xảy ra khi ghép tụy là:
- Có cục máu đông hình thành trong các mạch máu cung cấp cho tuyến tụy của người hiến tặng
- Viêm tụy cấp, thường ngay sau khi cấy ghép
- Tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng, tăng huyết áp và loãng xương.
Dù cho các vấn đề này có thể phòng ngừa và điều trị được, nhưng cũng có người phải cắt bỏ tuyến tụy được hiến tặng.
Vậy nên, kể cả khi đủ điều kiện, bạn cần suy xét kỹ trước khi chấp nhận điều trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp phẫu thuật ghép tụy.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!