Hạ kali máu là một tình trạng tưởng chừng đơn giản nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn không nên xem thường tình trạng này.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Hạ kali máu là một tình trạng tưởng chừng đơn giản nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn không nên xem thường tình trạng này.
Vậy các triệu chứng hạ kali máu là gì? Biểu hiện của người bị thiếu kali máu như thế nào? Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết sau.
Hạ kali máu là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nồng độ kali trong máu thấp hơn so với bình thường. Kali là một chất điện giải quan trọng giúp vận chuyển các tín hiệu điện thế cho các tế bào trong cơ thể. Chúng đóng vai trò then chốt trong các hoạt động của tế bào thần kinh và cơ bắp, đặc biệt là tế bào cơ tim.
Thông thường, nồng độ kali trong máu của một người thường duy trì ở mức 3,6-5,2 millimoles trong một lít máu (mmol/l). Mức kali rất thấp (dưới 2,5 mmol/l) có thể đe dọa đến tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức.
Kali ảnh hưởng đến quá trình giải phóng năng lượng (khử cực) và tái tạo năng lượng (phân cực) của tế bào thần kinh-cơ để sau đó tiếp tục giải phóng năng lượng. Khi nồng độ kali thấp, các tế bào không thể phân cực và giải phóng năng lượng liên tục, làm cơ bắp và dây thần kinh không thể hoạt động bình thường. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của người bị thiếu kali máu:
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn còn có thể gặp các triệu chứng hạ kali máu nghiêm trọng hơn như:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Kali thấp có thể xảy ra vì nhiều lý do, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là sử dụng thuốc lợi tiểu, bị tiêu chảy và lạm dụng thuốc nhuận tràng lâu dài. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ kali máu
Tổn thương thận:
Mất kali qua dạ dày và ruột do:
Ảnh hưởng của các thuốc:
Vận chuyển kali vào và ra khỏi tế bào có thể làm giảm nồng độ kali trong máu:
Giảm lượng thức ăn hoặc suy dinh dưỡng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đôi khi nguyên nhân hạ kali máu không rõ ràng. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm nhất định để loại trừ các tình trạng như nhiễm toan ống thận, hội chứng Cushing và hạ canxi máu.
Liệu pháp thay thế kali sẽ được tiến hành tuỳ theo phân loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Việc điều trị hạ kali máu bắt đầu ngay khi các xét nghiệm xác định chẩn đoán. Người bị nghi ngờ hạ kali máu nghiêm trọng cần phải được theo dõi tim mạch và truyền dịch.
Thông thường, những người có nồng độ kali thấp nhẹ hoặc vừa phải (2,5-3,5 mEq/l), những người không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ chỉ cần uống kali dưới dạng viên hoặc dạng lỏng. Cách này dễ quản lý, an toàn, không tốn kém và dễ dàng hấp thu qua đường tiêu hóa. Một số chế phẩm với liều quá cao có thể gây kích ứng dạ dày và gây nôn.
Nếu có loạn nhịp tim, các triệu chứng nghiêm trọng hay nếu mức kali thấp dưới 2,5 mEq /l, bệnh nhân cần được truyền kali tĩnh mạch. Trong trường hợp này, bạn cần nhập viện hoặc theo dõi tại khoa cấp cứu được chỉ định. Kali được truyền rất chậm vào tĩnh mạch và theo dõi kĩ lưỡng trong nhiều giờ để tránh các vấn đề nghiêm trọng về tim và tránh kích ứng mạch máu chỗ đặt kim truyền.
Đối với những người hạ kali máu nghiêm trọng và biểu hiện các triệu chứng, phải sử dụng cả kali để truyền tĩnh mạch và uống.
Tự chăm sóc tại nhà với kali thấp
Cách giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt kali máu
Nếu có nguy cơ bị thiếu kali máu, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu kali, đặc biệt là các loại trái cây như:
Ngoài ra, bạn không nên lạm dụng các thuốc lợi tiểu và không được dùng thuốc mà chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Low Potassium (Hypokalemia) https://www.medicinenet.com/low_potassium_hypokalemia/article.htm Ngày truy cập 20/10/2017
Low potassium (hypokalemia) https://www.mayoclinic.org/symptoms/low-potassium/basics/causes/sym-20050632 Ngày truy cập 20/10/2017
Low Potassium (Hypokalemia) https://www.emedicinehealth.com/low_potassium/article_em.htm Ngày truy cập 20/10/2017
Hypokalemia: a clinical update https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5881435/ Ngày truy cập: 16/03/2021
Low Potassium Levels (Hypokalemia) https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17740-low-potassium-levels-in-your-blood-hypokalemia Ngày truy cập: 16/03/2021
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!