Với trẻ dưới 4 tuổi, bạn không thể tự ý cho trẻ dùng thuốc để chữa nghẹt mũi cho trẻ. Thay vào đó, bạn nên áp dụng những cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Những trị nghẹt mũi cho trẻ"}” data-sheets-userformat=”{"2":513,"3":{"1":0},"12":0}”>cách trị nghẹt mũi cho trẻ hay mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ đó là gì?
Nghẹt mũi không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn là nguy cơ gây nhiều bệnh khác. Thế nhưng, do bé còn quá nhỏ nên các cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiều hạn chế. Bạn không thể tự ý cho bé dùng thuốc nhưng có thể thử 4 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới đây của Hello Bacsi.
Lưu ý:
Không chỉ nên bỏ túi cách chữa ngạt mũi cho bé, bạn cũng nên tìm hiểu Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi? để từ đó biết cách trị nghẹt mũi cho trẻ phù hợp nhất.
1. Chữa nghẹt mũi cho trẻ với nước muối xịt hoặc nhỏ mũi
Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết khi bé bị ngạt mũi phải làm sao? Hãy để Hello Bacsi mách bạn cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà an toàn nhất!
Một trong những cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn nhất và hiệu quả nhất là dùng nước muối xịt hoặc nhỏ mũi, những thứ bạn có thể mua dễ dàng ở tiệm thuốc mà không cần bác sĩ kê toa. Các bước trị nghẹt mũi cho bé bằng nước muối xịt hoặc nhỏ mũi như sau:
- Bước 1: Bạn nhỏ 2 giọt vào mỗi lỗ mũi của trẻ để làm lỏng các chất nhầy bên trong. Bạn có thể đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới vai của bé, nhẹ nhàng nghiêng đầu bé một chút để đảm bảo những giọt nước muối có thể chảy vào mũi dễ dàng.
- Bước 2: Sử dụng bóng hút mũi hoặc máy hút nước mũi để rút nước và chất nhầy. Khi sử dụng bóng hút mũi, bạn nên bóp quả bóng trước khi để nó vào trong mũi trẻ. Khi thả lỏng quả bóng ra, nó sẽ kéo ra chất nhầy từ bên trong.
- Bước 3: Sau khi hút chất nhầy xong, bạn bỏ phần chất nhầy vào một bình đựng để tránh chất nhầy rơi vãi gây mất vệ sinh.
>>> Bạn có thể xem thêm: Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm
Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng nước muối nhỏ mũi này được xem như là cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ nhanh nhất nếu bé bị nghẹt mũi khi ngủ. Bạn có thể nhỏ mũi cho trẻ khoảng 15 phút hoặc hơn trước khi cho trẻ ăn và trước khi đi ngủ để giúp bé dễ thở hơn.
Ngoài ra, khi áp dụng mẹo trị nghẹt mũi cho bé này, bạn cần lưu ý rằng một vài loại nước muối nhỏ mũi trị nghẹt mũi cho bé được bổ sung thêm một số dược chất. Do đó, khi chữa nghẹt mũi cho trẻ, bạn hãy hạn chế dùng trừ khi có chỉ định của bác sĩ, chỉ cần dùng nước muối sinh lý là đủ. Chú ý luôn rửa và làm khô bóng hút mũi hoặc máy hút mũi sau mỗi lần sử dụng.
2. Làm ẩm mũi để chữa nghẹt mũi cho trẻ
Bé bị nghẹt mũi phải làm sao? Có nhiều cách trị nghẹt mũi cho bé, trong đó, làm ẩm mũi là cách đơn giản để chữa nghẹt mũi cho trẻ mà bạn có thể thử.
Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng phương pháp làm ẩm mũi ra sao? Bạn có thể làm ẩm mũi bằng cách sử dụng máy hóa hơi hoặc máy làm ẩm phun sương. Khi thực hiện cách trị nghẹt mũi cho trẻ bằng phương pháp làm ẩm mũi, bạn chỉ cần:
- Đặt máy ở khoảng cách đủ gần để sương có thể bay đến chỗ của con trong khi ngủ, tuy nhiên cần xa tầm với của trẻ.
- Để tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển, bạn nên thay nước mỗi ngày, làm sạch và lau khô máy tỏa hơi nước theo hướng dẫn.
Ngoài ra, khi bé bị nghẹt mũi, bạn cũng có thể thử chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi. Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng phương pháp xông hơi như sau:
- Bước 1: Xả nước nóng vào chậu
- Bước 2: Để hơi nóng làm ẩm không gian phòng tắm
- Bước 3: Ôm bé ngồi trong phòng tắm xông hơi vài phút
Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ này có thể giúp bé dễ chịu hơn trước khi đi ngủ. Bạn không nên sử dụng nước nóng cho máy tạo độ ẩm, vì có thể gây bỏng.
Bên cạnh những thắc mắc về mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiều phụ huynh cũng băn khoăn không biết trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi phải làm sao. Tham khảo ngay 7 cách trị trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi hiệu quả.
3. Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng nước ấm và ăn súp gà (đối với trẻ từ 6 tháng trở lên)
Khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ thường thắc mắc làm sao để trị nghẹt mũi cho bé? Một trong những cách chữa ngạt mũi cho bé an toàn và hiệu quả là hãy cho bé uống nước ấm để có thể làm giảm chất nhầy trong mũi con. Các nghiên cứu còn cho thấy, súp gà thực sự làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như đau nhức, mệt mỏi, nghẹt mũi và sốt. Ngoài ra, nước thịt luộc cũng có tác dụng tương tự cho trẻ tập ăn dặm.
Bạn cũng nên bổ sung những món sau vào thực đơn của bé nếu trẻ bị ngạt mũi, chẳng hạn cho trẻ uống nước ép táo, canh, súp hoặc trà hoa cúc và hãy nhớ là giữ ấm những loại thức uống này bạn nhé. Lưu ý rằng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thử các loại thảo mộc khác ngoài hoa cúc, vì không phải tất cả các sản phẩm tự nhiên đều an toàn cho trẻ bị nghẹt mũi.
>>> Bạn có thể xem thêm: Bé bị sổ mũi kéo dài: 11 nguyên nhân ngỡ không quen mà quen khó ngờ
4. Những cách trị nghẹt mũi cho bé đơn giản khác
Có rất nhiều cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa nghẹt mũi cho trẻ hay mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ đơn giản hơn như:
- Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng gối: Đặt một cái gối dưới nệm để kê cao đầu của trẻ cũng là cách trị nghẹt mũi cho bé. Đây là mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang. Nếu con của bạn vẫn còn nằm nôi thì không làm điều này. Bạn nên giữ gối và những thứ khác ra khỏi khu vực ngủ của trẻ để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS). Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên làm vậy cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
- Mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng nước lọc: Trị ngạt mũi cho bé bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn, vì nước giúp chất nhầy ở mũi loãng bớt. Tuy nhiên, bạn đừng ép bé uống thật nhiều trong cùng một lúc nếu bé không muốn. Chỉ cần uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt cả ngày.
- Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng cách xì mũi: Nếu con của bạn lớn hơn một chút, hãy dạy bé cách hỉ mũi. Bạn nên làm mẫu để bé bắt chước. Đặt khăn giấy trước lỗ mũi của bạn để bé có thể thấy không khí di chuyển qua tờ khăn giấy khi bạn thở ra. Hãy cùng làm việc này với bé đến khi nào bé làm thuần thục hơn.
>>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm, ba mẹ có nên lo lắng?
Với 4 mẹo trị nghẹt mũi cho bé vừa gợi ý, mẹ đã biết khi trẻ nghẹt mũi phải làm sao để con nhanh dễ chịu trở lại. Đây cũng là 4 cách chữa nghẹt mũi an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để mẹ áp dụng.
[embed-health-tool-vaccination-tool]