Lưu ý
Trường hợp mũi đặc có gỉ, bạn nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi 2 – 3 giọt vào mỗi bên mũi của bé để làm mềm gỉ mũi, rồi dùng tăm bông kích thích bé hắt hơi nhằm tống hết chất bẩn ra ngoài. 2. Cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh
Để vệ sinh mắt cho bé sơ sinh bằng nước muối sinh lý, bạn có thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ
- Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý, 2 miếng gạc vô trùng để vệ sinh riêng từng mắt.
- Bước 3: Thấm ướt gạc vô trùng bằng nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng từ khóe đến đuôi mắt.
Đọc thêm
Mỗi ngày, bạn có thể vệ sinh mắt 3 lần cho bé vào buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Lợi ích của nước muối sinh lý đối với trẻ sơ sinh
Sử dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh để vệ sinh tai, mũi, mắt và điều trị nghẹt mũi là phương pháp khá hiệu quả và an toàn bởi:
- Nước muối sinh lý không chứa bất kỳ hóa chất nào có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Việc dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh khá đơn giản và không đòi hỏi nhiều kỹ năng.
- Bạn có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh ở các hiệu thuốc mà không cần toa thuốc của bác sĩ hoặc bạn cũng có thể pha tại nhà, cách thức pha chế rất đơn giản.
Tác dụng phụ khi lạm dụng nước muối sinh lý

Dù có nhiều ưu điểm và đơn giản nhưng nếu mẹ dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh không đúng, đôi khi lợi có thể biến thành hại.
Vậy, có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày? Thực tế, nếu mẹ rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé quá thường xuyên sẽ khiến:
- Các chức năng của lớp niêm mạc mũi xoang bị suy yếu, làm mất phản xạ bài tiết chất nhầy ngay từ những ngày mới chào đời. Chất nhầy do lớp niêm mạc mũi xoang bài tiết ra có thể làm ấm, làm ẩm luồng không khí hít vào và làm sạch bề mặt. Lớp nhầy này cũng có vai trò miễn dịch, giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh.
- Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng dễ tấn công nếu sau một thời gian rửa mũi họng chủ động liên tục mà ngưng dùng đột ngột do lớp niêm mạc giảm độ ẩm, khô rát, dễ kích ứng.
- Khô mũi, chảy mũi nhiều hơn, khó thở, quấy khóc, buồn nôn, đổ mồ hôi nếu sử dụng nước muối sinh lý quá nhiều hoặc nước muối được pha với tỷ lệ không chính xác.
- Bé dễ bị nhiễm trùng nếu dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi, tai cho bé không đúng cách khiến vi khuẩn từ tay dễ dàng lây nhiễm sang bé.
Thực tế, nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh chỉ thực sự được phát huy khi trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp như cảm cúm, viêm nhiễm, tăng bài tiết chất nhầy, mũi họng bị nhiễm trùng, chất nhầy đục, quánh đặc, khó dẫn lưu ra ngoài.
Việc dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho bé chỉ nên làm khi có dấu hiệu viêm nhiễm, có ghèn vàng, đau… Nếu mắt bé bình thường, bạn nên tránh dùng bởi nếu lạm dụng có thể khiến
mắt bị khô,
viêm giác mạc, ảnh hưởng tới chức năng của mắt khi lớn lên.
Trẻ sơ sinh nhỏ nước muối sinh lý ngày mấy lần?
Nhiều phụ huynh thắc mắc nên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần? Thực tế, câu trả lời cho vấn đề trẻ sơ sinh nhỏ mũi ngày mấy lần còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé:
- Trẻ khỏe mạnh: Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cho bé 3 – 4 lần mỗi tuần.
- Trẻ bị viêm mũi, hong, viêm đường hô hấp: Vệ sinh từ 2-4 lần trong một ngày để dịch tiết loãng đi và tuôn ra ngoài
- Trẻ bị viêm mũi mãn tính (viêm xoang, viêm mũi dị ứng): Vệ sinh từ 3-4 lần trong ngày để loại bỏ dịch nhầy, giúp trẻ dễ thở hơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!