Hỏi đáp Bác sĩ: Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, hắt hơi phải làm sao cho mau hết? 3. Bé nghẹt mũi nhưng không có nước mũi do đâu? Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm
Nếu trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi kèm theo các triệu chứng khác như hắt hơi, ho, sốt… thì rất có thể là bé đang bị cảm lạnh, cảm cúm. Virus gây bệnh cảm xâm nhập vào mũi khiến cơ thể phản ứng lại và làm sưng, viêm lớp niêm mạc dẫn đến tình trạng nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi ở trẻ em. Trong một số trường hợp, cảm cúm, cảm lạnh có thể khiến trẻ có dịch mũi. Sự tích tụ dịch nhầy trong khoang mũi là nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi tạm thời.

4. Trẻ mắc bệnh về đường hô hấp
Nhiễm trùng xoang – một đặc trưng của bệnh hô hấp – có thể là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Các xoang mũi có thể chứa đầy chất nhầy bị nhiễm trùng và do đó gây ra viêm xoang.
Chứng phì đại adenoid cũng là một bệnh hô hấp gây ra tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Adenoid là những bó mô bạch huyết nằm trên vòm họng ở phía sau mũi, nơi đường mũi kết nối với cổ họng và là một trong bốn bộ amidan của cơ thể, có tác dụng lọc không khí đi vào để phát hiện vi trùng, từ đó kích hoạt phản ứng miễn dịch sớm khi phát hiện ra kẻ xâm lược. Khi adenoid bị nhiễm trùng mãn tính do vi khuẩn hoặc bị viêm liên tục bởi các chất gây dị ứng, adenoid sẽ sưng lên hoặc phì đại, cản trở luồng không khí giữa mũi và khí quản trong cổ họng. Điều này có thể gây ra cảm giác tương tự như nghẹt mũi.
Các triệu chứng khác của phì đại adenoid bao gồm:
- Thở bằng miệng theo thói quen
- Ngáy
- Nhiễm trùng tai thường xuyên
- Khó nuốt
- Đau họng thường xuyên
- Khó thở khi ngủ.
5. Vì sao trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi? Có dị vật trong mũi bé
Tình trạng mắc dị vật trong mũi thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Những dị vật này gây nghẹt mũi và làm tắc nghẽn đường thở của bé. Đối với những trường hợp này, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được gắp dị vật ra. Tuyệt đối không được tự ý lấy dị vật trong mũi bé vì điều này có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, đẩy dị vật vào sâu hơn.
6. Bé nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do có bất thường về cấu trúc mũi
Lệch vách ngăn mũi có thể có thể do bẩm sinh khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi hoặc cũng có thể do chấn thương ở mũi, khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Vách ngăn bị lệch và nghiêng về một bên nhiều hơn sẽ gây nghẹt mũi nhưng không có nước mũi ở bên đó. Dấu hiệu lệch phổ biến nhất là một bên mũi luôn bị sung huyết hơn bên còn lại. Các triệu chứng khác của lệch vách ngăn mũi bao gồm:
- Nhiễm trùng xoang mãn tính
- Khó thở một bên lỗ mũi
- Nhức đầu
- Chảy máu mũi
- Chứng ngưng thở lúc ngủ
Ngoài ra, các xương dọc theo bên trong mũi cũng có thể phì đại hoặc sưng lên do dị ứng hoặc nhiễm trùng khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Polyp mũi, hình thành các khối u trong mũi… cũng có thể gây nghẹt mũi nhưng không có nước mũi ở trẻ em.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được cơ chế và 6 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!