backup og meta

Bí quyết giảm cân tuổi dậy thì lành mạnh, khoa học

Bí quyết giảm cân tuổi dậy thì lành mạnh, khoa học

Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, tâm lý và sinh lý. Do đó, việc giảm cân tuổi dậy thì không hề đơn giản vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất trong độ tuổi này.

Vậy bí quyết giảm cân cho tuổi dậy thì là gì? Nếu bố mẹ đang quan tâm đến cách giảm cân tuổi dậy thì cho con chuẩn bị vào năm học thì hãy tìm hiểu cùng Hellobacsi nhé.

Mẹo giảm cân tuổi dậy thì dành cho trẻ thừa cân

Để giảm cân tuổi dậy thì hiệu quả thì việc xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt phù hợp là điều cực kỳ quan trọng để không ảnh hưởng tới sự phát triển.

1. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

1.1 Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có thể ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra, những người không ngủ đủ giấc sẽ có nguy cơ thừa cân cao hơn những người ngủ đủ 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Song, trẻ trong giai đoạn dậy thì cần ngủ nhiều hơn, khoảng từ 9–10 giờ mỗi ngày để cơ thể tăng trưởng tốt nhất và hạn chế nguy cơ tăng cân.

1.2 Tập thể dục thể thao

giảm cân tuổi dậy thì

Tăng cường vận động thể lực mỗi ngày là một trong những cách giảm cân tuổi dậy thì tốt nhất. Tập luyện thường xuyên sẽ giúp tăng khối lượng cơ và giúp đốt cháy lượng calo dư thừa. Hơn nữa, vận động còn tác dụng làm giảm căng thẳngtrầm cảm ở trẻ tuổi teen.

Để có thể duy trì việc tập luyện mỗi ngày, trẻ cần tìm một môn thể thao yêu thích hoặc thử một môn thể thao mỗi tuần cho đến khi tìm được bộ môn phù hợp. Những môn thể thao trẻ có thể lựa chọn gồm đi bộ, đạp xe, đá bóng, yoga, bơi lội, thể dục thẩm mỹ, dance sport,… 

Tuy nhiên, bố mẹ cần nhắc nhở trẻ không nên tập thể dục quá sức. Vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần, thậm chí còn có thể gây rối loạn ăn uống.

2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học 

2.1 Bổ sung đủ 4 nhóm chất

Cách giảm cân tuổi dậy thì hợp lý là gì? Thực đơn giảm cân cho tuổi dậy thì khoa học và lành mạnh như thế nào? Chế độ dinh dưỡng để giảm cân tuổi dậy thì cần phải cung cấp đủ dưỡng chất và hàm lượng vitamin tốt cho sự phát triển toàn diện cơ thể. Do đó, thực đơn mỗi ngày cần đáp ứng đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng:

Các nhóm chất này sẽ có nhiều trong các thực phẩm như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá, trứng, sữa và đậu nành… Ngoài ra, trẻ nên tránh ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao nhưng chứa ít chất dinh dưỡng như kẹo, bánh quy, nước ngọt, trà sữa, thức ăn nhanh và các loại thực phẩm chế biến sẵn nhé.

Song, khi thực hiện giảm cân ở tuổi dậy thì bố mẹ không nên cắt hoàn toàn chất béo ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ. Vì điều này có thể gây tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

2.2 Rèn luyện thói quen ăn uống tốt

Trẻ tuổi teen thường có xu hướng vừa ăn vừa làm nhiều việc khác, chẳng hạn như xem ti vi, chơi game, tán gẫu với bạn bè… Điều này sẽ khiến trẻ không tập trung ăn uống dẫn đến “ăn quá nhiều” gây tăng cân nhanh. 

Vậy làm thế nào để giảm cân ở tuổi dậy thì? Để giảm cân cho tuổi dậy thì, việc điều chỉnh thói quen ăn uống là điều cần thiết. Bố mẹ cần nhắc nhở trẻ ăn chậm, nhai kỹ và chú ý lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Điều quan trọng, bố mẹ nên nhắc trẻ không nên nhịn ăn hay bỏ bữa. Vì điều này sẽ khiến cơ thể đói và mất sức. Từ đó, trẻ sẽ ăn nhiều hơn dẫn đến mất kiểm soát khi nạp thức ăn vào cơ thể. Ngoài ra, nhịn đói còn khiến cho trẻ uể oải, hay cáu gắt, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt do thiếu năng lượng, kém tập trung.

giảm cân tuổi dậy thì

2.3 Uống nhiều nước 

Cơ thể con người chiếm tới 70% là nước. Do đó, khi uống đủ lượng nước sẽ hỗ trợ cơ thể trao đổi chất tốt hơn và giúp chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng trơn tru hơn. Mỗi ngày, trẻ nên uống khoảng 1.5 – 2 lít nước. 

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý là chỉ nên cho trẻ uống nước lọc, nước hoa quả,… Và trẻ cần tránh uống nước ngọt cũng như các đồ uống có cồn như rượu bia.

Mẹo cho các phụ huynh để hỗ trợ trẻ dậy thì giảm cân

Những thay đổi lớn trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày để giúp trẻ dậy thì giảm cân rất đáng sợ. Nếu bố mẹ quá khắt khe trong quá trình giảm cân sẽ khiến trẻ phản kháng lại. Do đó, bố mẹ cần hiểu tâm lý, luôn khéo léo và đồng hành với trẻ trong quá trình “khốc liệt” này.

1. Đừng thay đổi mọi thứ cùng một lúc.

Quá trình giảm cân rất khốc liệt và khó khăn do đó bố mẹ đừng ép trẻ thay đổi lối sống và chế ăn uống cùng một lúc. Thay vào đó, bố mẹ có thể bắt đầu cho trẻ thay đổi từng thói quen một và động viên con duy trì điều này thường xuyên. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ dàng tiếp thu hơn.

2. Nói chuyện với trẻ về những lợi ích khi giảm cân

Việc so sánh ngoại hình của con với một người khác sẽ khiến cho việc giảm cân ở tuổi dậy thì bị thất bại. Điều này sẽ khiến con cảm thấy tự ái hoặc mặc cảm về bản thân. Thay vào đó, bố mẹ nên quan tâm và nói chuyện với con về những lợi ích sau khi giảm cân. Chẳng hạn, nếu con giảm cân thì sẽ tốt cho sức khỏe tim mạch, dễ mua quần áo, cảm thấy tự tin về ngoại hình hơn,…

Các phương pháp khác để giảm cân cho trẻ dậy thì

Nếu sau khi đã áp dụng hết tất cả các cách giảm cân cho tuổi dậy thì trên thì bạn hãy áp dụng các cách này nhé!

1. Tư vấn từ chuyên gia

cách giảm cân cho tuổi dậy thì

Nếu việc áp dụng các cách giảm cân ở tuổi dậy thì bị thất bại; bố mẹ nên tìm đến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và cho giải pháp. Họ sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến béo phì của trẻ và giúp đo lường lượng thức ăn cần nạp của trẻ trong mỗi bữa ăn. Song, các chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn trẻ các bài tập phù hợp giúp đốt cháy calo và cân nặng dư thừa để việc giảm cân hiệu quả hơn.

2. Dùng thuốc

Thuốc giảm cân cũng là một cách giúp trẻ giảm đi lượng cân nặng dư thừa. Các loại thuốc giúp giảm cân được FDA phê duyệt cho trẻ trên 12 tuổi gồm liraglutide (Saxenda), orlistat (Xenical), phentermine-topiramate (Qsymia) và semaglutide (Wegovy). Những loại thuốc này có hiệu quả tốt nhất khi trẻ kết hợp chúng với một lối sống lành mạnh

Tuy nhiên, bố mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc giảm cân nhé. Song, bố mẹ khi chọn thuốc giảm cân cho con cũng nên kiểm chứng sản phẩm được kiểm định an toàn cho sức khỏe hay chưa nữa nhé.

3. Phẫu thuật

Nếu trẻ bị béo phì nặng có kèm theo các biến chứng về bệnh lý thì có thể sẽ được bác sĩ chẩn đoán thực hiện phẫu thuật. Nếu bác sĩ chỉ định cách giảm cân tuổi dậy thì này cho trẻ thì cần thực hiện một số xét nghiệm trước khi phẫu thuật. Do đó, bố mẹ nên chọn lựa một số cơ sở y tế uy tín và chất lượng để thực hiện phương pháp này nhé.

Trẻ ở tuổi dậy thì thường hay “ám ảnh” về một thân hình lý tưởng, đặc biệt nếu hình mẫu mà trẻ hướng đến là người mẫu, người nổi tiếng. Điều này có thể khiến trẻ chú trọng quá nhiều đến việc giảm cân và đôi khi thực hiện các phương pháp giảm cân không tốt cho sức khỏe. Do đó khi trẻ áp dụng các cách giảm cân, bố mẹ cũng nên theo dõi và đồng hành với con để việc quá trình giảm cân được an toàn hơn. Hy vọng các cách giảm cân cho tuổi dậy thì trên sẽ giúp ích cho bố mẹ nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Weight Management
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=weight-management-and-adolescents-90-P01626
Truy cập ngày 16/08/2024

2. Tips to Help Children Maintain a Healthy Weight
https://www.cdc.gov/healthyweight/children/index.html
Truy cập ngày 16/08/2024

3. Teen weight loss: Healthy habits count
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/tween-and-teen-health/in-depth/teen-weight-loss/art-20045224
Truy cập ngày 16/08/2024

4. Dieting: Information for teens
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2720872/
Truy cập ngày 16/08/2024

5. How Can I Lose Weight Safely? (for Teens)
https://kidshealth.org/en/teens/lose-weight-safely.html
Truy cập ngày 16/08/2024

6. Healthy Weight Loss In Teens: Simple Tips And Plans To Achieve It
https://www.momjunction.com/articles/weight-loss-tips-for-teens_00122144/
Truy cập ngày 16/08/2024

Phiên bản hiện tại

16/08/2024

Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh · Ngày cập nhật: 16/08/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo