Có rất nhiều loại vacxin khác nhau và mỗi loại nên được tiêm theo đúng lịch tiêm phòng của Bộ Y tế. Hiểu đúng về vacxin và nắm rõ lịch tiêm phòng vacxin cho trẻ chính là cách để bạn giữ gìn sức khỏe cho con yêu.
Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin nhằm giải đáp vacxin là gì, các loại vacxin cần chủng ngừa cho trẻ và 1 công cụ theo dõi tiêm chủng cho bé yêu tiện lợi dành cho ba mẹ do chính đội ngũ Hello Bacsi phát triển.
Vacxin là gì?
Vacxin là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Vacxin chủ yếu là các kháng nguyên được làm yếu đi. Các kháng nguyên này tương ứng với các loại bệnh khác nhau, cho phép cơ thể tự làm quen với bệnh mà không xuất hiện triệu chứng nào.
Khi được tiêm, vacxin hoạt động bằng cách giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chuẩn bị cho loại bệnh có kháng nguyên tương tự, như những loại thuốc chủng ngừa có thể gặp trong tương lai. Hệ thống miễn dịch có thể thực hiện điều này một cách tự nhiên, nhưng quá trình này thường có thể mất vài ngày nếu hệ miễn dịch không quen thuộc với các kháng nguyên xâm nhập. Tiêm vacxin cho trẻ hiện là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.
Có gì trong vacxin?
Thành phần của vacxin bao gồm kháng nguyên và những thành phần phụ như tá dược và chất bảo quản. Một số dạng kháng nguyên thông thường là:
- Virus sống, giảm độc lực. Chúng quá yếu để có thể gây bệnh nhưng vẫn đủ để khiến cơ thể sản xuất đáp ứng miễn dịch. Những loại này thường dùng trong vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella, virus rota, thủy đậu và một loại vắc xin cúm.
- Virus bất hoạt (đã chết). Virus bất hoạt yếu hơn virus chỉ giảm độc lực nhưng cơ thể vẫn nhận dạng được chúng và tạo đáp ứng miễn dịch để bảo vệ. Các vắc xin thường có loại kháng nguyên này bao gồm vắc xin ngừa bại liệt, viêm gan A, cúm và bệnh dại.
- Virus tách chiết. Loại này được lấy từ những bộ phận đặc thù của virus đã chết. Vắc xin điển hình là viêm gan B và HPV.
- Vi khuẩn tách chiết. Tương tự loại trên, kháng nguyên này lấy từ bộ phận đặc thù của vi khuẩn đã chết. Vắc xin được điều chế theo phương thức này thường là Hib, phế cầu khuẩn, màng não cầu khuẩn, bạch hầu, uốn ván và ho gà.
Tiêm vacxin cho trẻ em rất quan trọng vì trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường dễ bị bệnh hơn bất kỳ độ tuổi nào khác. Nếu trẻ không được tiêm phòng sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm.
Các loại vacxin cho trẻ
Dưới đây là những loại vacxin phổ biến trong tiêm chủng trẻ em:
- Vacxin 6 trong 1: vacxin này giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Haemophilus influenzae loại b (Hib) và viêm gan B.
- Vacxin phòng phế cầu khuẩn (PCV): giúp phòng ngừa các loại nhiễm trùng phế cầu khuẩn.
- Vacxin phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus: vacxin này giúp trẻ không bị nhiễm Rotavirus, nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ em.
- Vacxin Men-B: vacxin này giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn màng não cầu loại B gây ra.
- Vacxin Hib/ Men C: vacxin này giúp trẻ phòng vi khuẩn Hib và viêm màng não do vi khuẩn màng não loại C gây ra.
- Vacxin MMR: giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, quai bị và ban đỏ.
- Vacxin cúm: giúp phòng ngừa bệnh cúm.
- Vacxin 4 trong 1: giúp phòng ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt.
- Vacxin 3 trong 1: giúp phòng ngừa bệnh uốn ván, bạch hầu và bại liệt.
- Vacxin phòng ngừa HPV: vacxin giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở bé gái.
- Vacxin Men ACWY: giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn màng não loại A, C, W và Y.
- Các loại vacxin tùy chọn giúp bảo vệ trẻ từ các bệnh thủy đậu, bệnh lao, cúm và viêm gan B.
Lịch tiêm chủng cho trẻ theo từng giai đoạn
Ba mẹ cần lưu ý đưa bé đến các trung tâm y tế để tiêm ngừa theo lịch tiêm phòng. Lịch tiêm chủng cho trẻ từ khi sinh đến năm 15 tuổi bao gồm:
- 8 tuần đầu
- Vacxin viêm gan B: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt (trong 24 giờ đầu sau sinh)
- Vacxin BCG phòng bệnh lao: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt (trong 1 tháng đầu sau sinh)
- Vacxin 6 trong 1
- Vacxin phòng phế cầu khuẩn
- Vacxin Rotavirus
- Vacxin Men-B
- 12 tuần
- Vacxin 6 trong 1 mũi thứ 2
- Vacxin Rotavirus liều thứ 2
- 16 tuần:
- Vacxin 6 trong 1 mũi thứ 3
- Vacxin phòng ngừa phế cầu khuẩn
- Vacxin Men-B
- 1 tuổi:
- Vacxin MMR
- Vacxin Hib/Men C
- Vacxin ngừa phế cầu khuẩn
- Vacxin Men B
- Từ 2–8 tuổi:
- Vacxin cúm hàng năm cho trẻ em
- 3 tuổi 4 tháng:
- Vacxin 4 trong 1 trước khi trẻ đi học
- Vacxin MMR
- Từ 12–13 tuổi:
- Vacxin HPV
- 14 tuổi:
- Vacxin 3 trong 1
- Vacxin MenACWY
Lịch theo dõi tiêm chủng cho bé
Cha mẹ hãy sử dụng ngay lịch theo dõi tiêm chủng này để biết loại vắc xin bé cần được tiêm và thời điểm nên chủng ngừa cho bé, đồng thời cập nhật được các thông tin hữu ích liên quan về việc tiêm chủng.
Bạn trót bỏ lỡ một lần tiêm chủng cho con và không biết lịch tiêm bù có thể diễn ra vào thời điểm nào? Hãy truy cập công cụ này để theo dõi lịch tiêm chủng và ghi chú về lần tiêm chủng bị bỏ lỡ. Sau đó, công cụ sẽ hiển thị thời gian bạn có thể tiêm chủng bù cho bé. Điều này là vô cùng tiện ích phải không nào?
Hãy trải nghiệm công cụ ngay tại đây:
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Khi nào trẻ không nên được tiêm ngừa?
Không phải tất cả trẻ em đều có thể tiêm ngừa vacxin. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi cho trẻ tiêm ngừa:
- Con bạn bị dị ứng với vắc xin đã được tiêm trước đó.
- Nếu mắc phải các bệnh về thần kinh nghiêm trọng, trẻ không nên được tiêm các loại vắc xin như ho gà, bại liệt, uốn ván.
- Con bạn có vấn đề về hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Những trẻ bị suy nhược hệ miễn dịch do uống thuốc hoặc do mắc phải một số dạng bệnh lý nhất định không nên tiêm vắc xin có chứa virus sống (ví dụ như virus thủy đậu, bại liệt hoặc sởi). Nếu được đưa vào cơ thể, vắc xin có virus sống sẽ lập tức gây bệnh ngay nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu.
- Con bạn bị dị ứng với trứng. Những trẻ bị dị ứng nặng với trứng không nên tiêm vắc xin ngừa cúm. Nhưng bé vẫn có thể tiêm chủng ngừa các loại vắc xin phòng bệnh khác. Vắc xin ngừa sởi và quai bị được phát triển từ bên trong tế bào gà song protein trong trứng đã được tách ra khỏi vắc xin. Con bạn không cần phải kiểm tra xem có bị dị ứng với trứng hay không khi tiêm các loại vắc xin này.
- Con bạn từng bị đau nhức, tấy đỏ hoặc bị sưng tại vùng được tiêm vắc xin ngừa ho gà.
- Con bạn bị sốt thấp hơn 40.5°C sau khi được tiêm vắc xin ngừa ho gà.
- Con bạn bị bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho hoặc tiêu chảy mà không có dấu hiệu sốt.
- Con bạn đang hồi phục sau khi bị mắc các dạng bệnh lý nhẹ như cảm lạnh, ho hoặc tiêu chảy.
- Con bạn có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm gần đây.
- Con bạn đang dùng thuốc kháng sinh.
- Con bạn còn nhỏ, chưa đủ tuổi.
- Con bạn còn đang bú sữa mẹ.
- Con bạn bị dị ứng (ngoại trừ dị ứng với trứng).
- Gia đình bạn có tiền sử bị mắc động kinh hay đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Hậu quả của việc không tiêm vacxin cho trẻ
Tiêm vacxin được chứng minh là phương pháp phòng ngừa bệnh an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em. Theo nghiên cứu, một số trường hợp tiêm vacxin có ghi nhận xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, những tác dụng phụ nghiêm trọng này thường hiếm xảy ra. Trừ khi trẻ thuộc những trường hợp đặc biệt không thể tiêm chủng, tiêm vacxin vẫn là sự lựa chọn an toàn nhất để đảm bảo sức khỏe của bé.
Nhiều bậc phụ huynh do lo ngại về vấn đề an toàn của vacxin mà không cho trẻ đi tiêm ngừa. Hậu quả của việc không tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đúng thời gian (ví dụ như tiêm chủng muộn) rất nghiêm trọng. Thông thường, trẻ chưa được chủng ngừa có khả năng mắc các bệnh mà trẻ chưa được chủng ngừa. Điều này rất nguy hiểm và có thể gây ra hậu quả không thể đảo ngược đối với sức khỏe của trẻ và nguy cơ cho những người xung quanh.
Việc không tiêm vacxin có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm và giảm khả năng miễn dịch của cộng đồng nơi trẻ sống. Nếu cộng đồng xung quanh trẻ không có đủ khả năng miễn dịch, nguy cơ bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra. Khi trẻ được tiêm vacxin muộn, trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các loại bệnh khác nhau trong khoảng thời gian dài hơn. Hơn nữa, trì hoãn tiêm vacxin thậm chí có thể làm tăng nguy cơ cho trẻ bị các tác dụng phụ sau khi chủng ngừa.
Vậy nên, bạn nên tìm hiểu thật kỹ để tránh có những nhận định sai lầm về tiêm chủng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhé.