Cách phòng ngừa dị ứng trứng gà
Dị ứng trứng gà phải làm sao, phòng ngừa thế nào? Thực tế, trứng là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất. Hơn nữa, nếu bạn hay bé bị dị ứng trứng gà thì gần như cũng sẽ dị ứng với trứng vịt, trứng ngỗng, trứng chim cút… Trong mọi trường hợp thì cách phòng ngừa tốt nhất là cần tránh ăn hầu hết các loại trứng. Đồng thời, hãy lưu ý 4 điều sau đây:
1. Đọc nhãn dán trên thực phẩm cẩn thận
Người lớn bị dị ứng trứng gà hay trẻ bị dị ứng trứng gà phải làm sao? Nếu đã được chẩn đoán dị ứng trứng gà, việc hỏi về thành phần món ăn hay đọc kỹ thông tin trên nhãn dán của các thực phẩm chế biến sẵn trước khi ăn là rất cần thiết. Điều này giúp tránh ăn nhầm đồ gây dị ứng.
Đối với các thực phẩm chế biến sẵn, bạn cần lưu ý đến một số thuật ngữ cho biết trứng có trong bảng thành phần như: albumin, gobulin, lecithin, livetin, lysozyme, vitellin… Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến các tên thành phần bắt đầu bằng “ova” hoặc “ovo”, chẳng hạn như ovalbumin hoặc ovoglobulin.
2. Dị ứng trứng gà phải làm sao? Hãy cẩn thận khi đi ăn hoặc mua đồ ăn bên ngoài

Trứng là thực phẩm phổ biến và có thể xuất hiện trong rất nhiều món ăn. Thậm chí, một số thực phẩm, món ăn và sốt chấm có chứa trứng nhưng không hề có tên gọi hay nhãn dán liên quan đến trứng nên bạn rất khó nhận ra.
Có thể kể đến như sốt mayonnaise, thực phẩm tẩm bột, các món nướng, thịt đã chế biến, bánh mì thịt, thịt viên, mì ống (pasta), bánh pudding, bánh ngọt, bánh hạnh nhân, bánh quy xoắn (pretzel), kẹo dẻo, các loại kem làm bánh… Bị dị ứng trứng gà phải làm sao? Câu trả lời là đối với những món ăn chế biến sẵn mà bạn không xác định được có nguyên liệu từ trứng hay không, hãy hỏi phục vụ, nhân viên cửa hàng hoặc đầu bếp một cách cẩn thận nhé!
3. Cân nhắc trước khi tiêm một số loại vaccine
Bé bị dị ứng trứng gà hay trẻ bị dị ứng trứng gà phải làm sao, có tiêm vaccine được không là thắc mắc rất thường gặp của không ít phụ huynh có con bị dị ứng với trứng gà hay dị ứng lòng trắng trứng gà. Bởi có nhiều ý kiến cho rằng trẻ bị dị ứng trứng gà, dị ứng lòng trắng trứng gà khi tiêm một số loại vaccine có thể dẫn đến phản ứng phụ nguy hiểm.
Theo các chuyên gia nhi khoa, một số loại vaccine có chứa protein của trứng, chẳng hạn như vaccine sởi – quai bị – rubella (MMR); vaccine cúm (influenza); vaccine sốt vàng da… Do đó, nếu bạn hoặc con của bạn đang dị ứng trứng gà thì nên tìm hiểu kỹ về thành phần của vaccine, kết hợp với việc cung cấp thông tin và hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi tiêm phòng.
4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị dị ứng trứng gà

Bé bị dị ứng lòng trắng trứng gà hay trẻ bị dị ứng trứng gà phải làm sao? Câu trả lời là trẻ em có thể dị ứng trứng gà từ chế độ ăn của mẹ ngay khi bé còn đang bú mẹ. Vì vậy, bạn luôn phải chú ý đến tình trạng của con sau khi bú.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã được chẩn đoán dị ứng với trứng, mẹ cần phải loại bỏ trứng trong bữa ăn của mình vì protein của trứng có thể đi vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ.
Đối với trẻ đã đến tuổi đi học mẫu giáo, ngoài việc không cho con ăn thực phẩm gây dị ứng, mẹ còn phải chủ động báo cho những người chăm sóc bé như bảo mẫu hoặc cô giáo về tình trạng dị ứng trứng gà của con.
Trẻ bị dị ứng trứng gà phải làm sao? Trường hợp trẻ vừa dị ứng với trứng vừa gặp một số khuyết tật không thể nói hoặc tự kỷ không biết giao tiếp, cha mẹ nên cho con đeo vòng tay hay thẻ chứa thông tin bé bị dị ứng trứng để con được an toàn hơn khi đi học, đi chơi bên ngoài.
Trứng là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, khi loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn do dị ứng thì bạn cần tìm nguồn thực phẩm thay thế phù hợp. Một số trường hợp dị ứng trứng gà quá nặng, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn của bác sĩ điều trị và chỉ nên dùng thuốc chống dị ứng đã kê đơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!