avatar

Tạo bài đăng của bạn

Bệnh nhân tiểu đường có được ăn mì gói không?

Bệnh nhân tiểu đường có được ăn mì gói không?


Mì gói là một món ăn khá phổ biến, với giá thành rẻ và có thể chế biến, cũng như mang theo mọi lúc mọi nơi. Vậy, bệnh nhân tiểu đường ăn mì gói được không? Câu trả lời là tốt nhất bệnh nhân nên hạn chế món ăn không lành mạnh này.


Một nghiên cứu đã cho thấy rằng tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa cao đáng kinh ngạc liên quan đến việc tiêu thụ mì ăn liền ở phụ nữ. Nghiên cứu này cũng phát hiện ra rằng phụ nữ tiêu thụ mì ăn liền nhiều hơn 2 lần một tuần có khả năng mắc chứng không dung nạp glucose cao hơn 68%...Xem thêm

Bệnh nhân tiểu đường có được ăn mì gói không?Bệnh nhân tiểu đường có được ăn mì gói không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
1
1
Người bệnh tiểu đường có ăn khoai từ được không?

Người bệnh tiểu đường có ăn khoai từ được không?


Khoai từ có tên khoa học là Dioscorea esculenta (Lour) Burk thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae). Nghiên cứu về đặc tính dược lý của các loài thuộc họ Dioscorea cho thấy một số công dụng như hạ lipid máu, hạ đường huyết, chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn,.... Tuy nhiên, hầu hết các thành phần hoạt tính vẫn chưa được xác định.


Vậy, người tiểu đường ăn khoai từ được không? Câu trả lời là hoàn toàn được và thậm chí là rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân. Theo BS. Phó Thuần Hương, khoai từ là một loại thực phẩm tốt với những bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp và béo phì. Bạn có thể chế biến khoai từ bằng cách luộc, xào, nấu súp, nấu canh, nấu xôi chè. Tuy nhiên, lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều cùng một lúc vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

15 loại thực phẩm cho ngườ

... Xem thêm
Người bệnh tiểu đường có ăn khoai từ được không?Người bệnh tiểu đường có ăn khoai từ được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1198
1
1
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đậu bắp không?

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đậu bắp không?


Nếu đang lo lắng “Bệnh tiểu đường ăn đậu bắp được không?” thì hãy yên tâm là hoàn toàn có thể ăn được. Đậu bắp có tác dụng tích cực giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác.


Một nghiên cứu được thực hiện trên 331 bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 cho thấy đậu bắp có thể được sử dụng như một chất dinh dưỡng bổ sung trong chế độ ăn uống ở những đối tượng trên nhờ khả năng kiểm soát đường huyết tốt. Chất xơ không hòa tan có trong đậu bắp được cho là có tác dụng ổn định đường huyết bằng cách làm chậm tốc độ hấp thụ đường từ đường ruột.


Ngoài ra, đậu bắp rất ít calo, là nguồn cung cấp chất xơ, cũng như các loại vitamin và khoáng chất quan trọng, cùng chất chống oxy hóa mạnh, lại không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol nên mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm: hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa táo bón, giảm cholesterol, giảm nguy cơ ung

... Xem thêm
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đậu bắp không?Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đậu bắp không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
1
Người bệnh tiểu đường có ăn được măng tre không?

Người bệnh tiểu đường có ăn được măng tre không?


Măng tre là phần non của cây tre, có tên khoa học là Bambusa vulgaris hoặc Phyllostachys edulis. Vậy, người tiểu đường có ăn được măng tre không? Câu trả lời là hoàn toàn được bởi loại thực phẩm này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.


Măng tre có hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ và giàu các chất dinh dưỡng khác. Các chất dinh dưỡng chính trong măng là chất béo, protein, các vitamin (B1, B2, B3, B5, B6, B9, E, C), và các khoáng chất thiết yếu như sắt, mangan, phốt pho, kali và kẽm. Nhờ đó, loại thực phẩm này mang đến nhiều tác dụng như hỗ trợ giảm cân, cải thiện hệ miễn dịch, chữa bệnh hô hấp, thúc đẩy hệ tiêu hóa, giảm huyết áp, giảm cholesterol máu, giảm viêm và chống oxy hóa.


Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, có nguy cơ gây ngộ độc. Bên cạnh đó, măng cũng có chứa hàm lượng carbohydrate nhất định. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên hỏi ý kiế

... Xem thêm
Người bệnh tiểu đường có ăn được măng tre không?Người bệnh tiểu đường có ăn được măng tre không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
1
1
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được ngải cứu không?

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được ngải cứu không?


Ngải cứu là một loại dược liệu quen thuộc được dân gian sử dụng phổ biến với nhiều công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau. Vậy, người tiểu đường có ăn được ngải cứu không? Câu trả lời là hoàn toàn được và rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân.


Theo một nghiên cứu cho thấy, chiết xuất ngải cứu có tác dụng hạ đường huyết, hạ lipid máu và có lợi đối với chức năng gan và thận ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã xác nhận các đặc tính có lợi của chiết xuất ngải cứu, bao gồm: giảm đau, chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, điều hòa miễn dịch, bảo vệ gan, kháng khuẩn và kháng nấm,...


Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng liều dùng ngải cứu khác nhau ở mỗi người vì còn phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe. Tốt nhất, bệnh nhân tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra liều dùng phù hợp. Bởi lẽ ngải cứu sẽ không an toàn nếu dùng không đúng liều và có thể gây tác dụ

... Xem thêm
Bệnh nhân tiểu đường có ăn được ngải cứu không?Bệnh nhân tiểu đường có ăn được ngải cứu không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
216
1
1
Khi bệnh tiểu đường có ăn được mướp đắng không?

Khi bệnh tiểu đường có ăn được mướp đắng không?


Mướp đắng (khổ qua) không chỉ là một loại thực phẩm được dùng để chế biến thành những món ăn ngon mà đây còn là một loại dược liệu mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy, bệnh tiểu đường có ăn được mướp đắng không? Câu trả lời là hoàn toàn ăn được và mỗi ngày có thể dùng từ 8 - 20g.


Các nghiên cứu trên cả động vật và con người đều cho thấy tác dụng hạ đường huyết rõ rệt của mướp đắng nhờ cơ chế cải thiện khả năng dung nạp đường và hạn chế đường tích tụ trong máu. Ngoài ra, mướp đắng còn có khả năng làm chậm biến chứng của bệnh tiểu đường. Bạn có thể ép mướp đắng lấy nước hoặc sao khô mướp đắng rồi pha trà để uống.


Tuy nhiên, bạn cần hạn chế dùng mướp đắng đối với những người có lượng đường huyết thấp. Nếu muốn dùng mướp đắng thường xuyên, nên uống trà mật ong kèm theo để tránh hạ đường huyết quá mức. Bệnh nhân tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc về liều lượng và

... Xem thêm
Khi bệnh tiểu đường có ăn được mướp đắng không?Khi bệnh tiểu đường có ăn được mướp đắng không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
1
1
Bệnh tiểu đường có ăn được miến đậu xanh không?

Bệnh tiểu đường có ăn được miến đậu xanh không?


Miến đậu xanh là một loại thực phẩm dạng sợi khô, mềm dẻo, được làm từ 100% tinh bột từ hạt đậu xanh. Vậy, bệnh tiểu đường có ăn được miến đậu xanh không? Câu trả lời là hoàn toàn được bởi chỉ số đường huyết (GI) của miến đậu xanh đã trụng chỉ khoảng 39, thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số GI thấp và sẽ không làm tăng đường huyết sau ăn.

Ngoài ra, đậu xanh (thành phần chủ yếu làm nên miến đậu xanh) chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết, mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm:

- Bảo vệ gan và giải độc

- Hỗ trợ làm giảm huyết áp, giảm cholesterol và ngừa bệnh tim

- Phòng ngừa ung thư

- Tăng cường hệ miễn dịch

- Hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa

- Kiểm soát cơn đói, hỗ trợ giảm cân

- Hỗ trợ điều trị tiểu đường.

15 l

... Xem thêm
Bệnh tiểu đường có ăn được miến đậu xanh không?Bệnh tiểu đường có ăn được miến đậu xanh không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
225
1
1
Bệnh tiểu đường có ăn được bánh đa cua không?

Bệnh tiểu đường có ăn được bánh đa cua không?


Bánh đa cua là một món ăn nổi tiếng của ẩm thực Hải Phòng với hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Vậy, bệnh tiểu đường có ăn được bánh đa cua không? Chưa có một nghiên cứu nào cho thấy món ăn này có hại cho người tiểu đường. Vì vậy, bệnh nhân có thể ăn nhưng nên kiểm soát lượng nạp vào.


Nguyên liệu trong một bát bánh đa cua bao gồm cua đồng, bánh đa đỏ, nước dùng được hầm từ xương, các gia vị thông thường và rau ăn kèm. Điều này cho thấy một bát bánh đa cua chứa khá nhiều calo (trung bình khoảng 350 calo/bát). Vì vậy, bệnh nhân nên ăn có chừng mực và cân đối với các loại thực phẩm lành mạnh khác trong ngày để kiểm soát tốt mức đường huyết...Xem thêm

Bệnh tiểu đường có ăn được bánh đa cua không?Bệnh tiểu đường có ăn được bánh đa cua không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
235
1
1
Bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm hay không?

Bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm hay không?


Hồng xiêm (còn có tên gọi khác là lồng mứt hay sapoche) là một loại trái cây có vị ngọt, thơm ngon và rất bổ dưỡng nên được nhiều người yêu thích. Vậy, bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm không thì câu trả lời là nên hạn chế. Nguyên nhân là do quả hồng xiêm chín thường chứa lượng đường khá cao. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng khi muốn bổ sung loại quả này vào chế độ ăn uống hàng ngày.


Ngoài ra, những nười mắc các bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày thì cũng không nên ăn nhiều hồng xiêm vì quả này có chứa nhiều nhựa, sẽ gây đau thượng vị...Xem thêm


Bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm hay không?Bệnh tiểu đường có ăn được hồng xiêm hay không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
62
1
1
Người bị bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bị bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?


Bệnh tiểu đường ăn khoai được không thì còn tùy vào loại khoai mà bạn ăn, cũng như cách chế biến. Bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên dùng khoai luộc và các loại khoai có chỉ số đường huyết (GI) thấp (dưới 55) và trung bình (56-69). Hạn chế chiên hoặc nấu chín nhừ khoai vì lúc này chỉ số GI sẽ cao (trên 70) làm mức đường huyết sau ăn sẽ nhanh chóng tăng vọt. Thực phẩm có chỉ số GI càng thấp thì sẽ càng ít ảnh hưởng đến mức đường huyết sau ăn. Theo Viện dinh dưỡng TP. HCM, chỉ số đường huyết (GI) của một số loại khoai thông dụng như sau:

- Khoai tây nghiền: 87

- Khoai tây luộc: 78

- Khoai tây chiên: 63

- Khoai lang luộc: 63

- Khoai sọ luộc: 55

- Khoai môn luộc: 54

- Khoai mỡ luộc: 54

- Khoai mì luộc: 46

- Khoai từ luộc: 37

Bữa sáng cho người tiểu đường

... Xem thêm
Người bị bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?Người bị bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
1
1
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Tiểu đường để chia sẻ câu chuyện của bản thân, truyền kinh nghiệm sống khỏe mạnh cùng bệnh Tiểu đường... Xem thêm
Trò chuyện ngay
avatar
Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ?

13

18

avatar
Có phải em bị tiểu đường không? 

11

14

avatar
Dấu hiệu nào nhận biết mắc bệnh tiểu đường nặng?

10

14

avatar
 Tiền tiểu đường có chữa khỏi được không ạ?

10

12

avatar
Có nên tiêm insulin sớm không ạ

8

13

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!