🔥 Bài đăng hot nhất

Nỗi đau hàng tháng :

Chào bác sĩ, hiện em đã 23 tuổi, chưa lập gia đình và em đã đối mặt với tình trạng này trong nhiều năm

Hàng tháng khi đến kỳ, em thường đau bụng vào 1-2 ngày đầu chu kỳ, mức độ đau trung bình sẽ là 1-2 tháng đau vừa phải, chấp nhận được, và em nghĩ nó là bình thường, tiếp đó sẽ có 1 tháng em đau cần thuốc giảm đau hoặc thậm chí là nghỉ hẳn, không sinh hoạt thoải mái và bình thường trong tầm 1/2 ngày

Song song đó, ngày thứ 1 đến thứ 2 thường sẽ là những ngày mình xuất huyết nhiều, khu vực "xả lũ" trực tiếp của em thường sẽ đau, em suy nghĩ kiểu như đây là một chiếc phễu, chất lỏng phía trên đang nhiều và xả không kịp nên đau, và biểu hiện đau sẽ kiểu âm ĩ, nhưng em không thoải mái khi đứng lâu trong 1-2 ngày đầu chu kỳ, vì đứng sẽ có cảm giác mỏi và đau ở chỗ trực tiếp "xả"


Trước đây em luôn suy nghĩ đây là những vấn đề có thể kiểm soát được (ví dụ như: đau bụng em sẽ chườm nóng giảm đau, có tháng đau chịu không nổi thì em uống thuốc, "cô bé" đau thì em sẽ ngồi nghỉ hoặc nằm nghỉ ngay nếu có thể), các phương pháp này cũng hiệu quả nhưng là nhất thời, rồi đến các tháng sau vẫn sẽ diễn ra như vậy. Tuy nhiên vấn đề này đã thực sự trở thành "vấn đề" trong cuộc sống của em khi dần về sau khi em bắt đầu có công việc, cường độ cao nên em cần sức khỏe để đảm bảo tốt công việc, không thể xin nghỉ mãi được, thế nên Bác cho em hỏi, tình trạng này của em là do đâu? Và mình có phương pháp như thế nào để khắc phục ạ? Em xin cảm ơn

1
41k
4 Bình luận

4 bình luận

Chào em!


Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến xảy ra trong những ngày hành kinh ở phụ nữ. Mức độ đau khác nhau ở mỗi người, hơn 1/2 phụ nữ bị đau bụng kinh từ 1_2 ngày mỗi tháng. Thông thường cơn đau ở mức độ nhẹ, một số xuất hiện cơn đau nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến các sinh hoạt và công việc thường ngày trong vài ngày. Đau bụng kinh được phân thành hai loại: nguyên phát và thứ phát. Trường hợp của em nên đến cơ sở y tế để đươc bác sĩ thăm khám sức khỏe tổng quát và khám phụ khoa để phát hiện những bất thường liên quan cơ quan sinh dục nữ nếu có. Trước hết em có thể giảm cơn đau bụng kinh bầng cách:

- Sử dụng túi chườm ấm đặt lên vùng bụng dưới.

- Tắm bằng nước ấm. - Tập các bài tập thư giản, giải tỏa tâm lý như yoga....

- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý - Không uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích

- Sử dùng thuốc giảm đau bụng kinh và viên sắt. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đươc hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc.


BS. Trần Túy Phượng

Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Đi khám tìm nguyên nhân bạn ạ

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Bạn đau bụng kinh nhiều có khả năng bị lạc nội mạc tử cung, bạn đi khám thử

4 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Tình trạng bạn đang gặp phải có thể là triệu chứng của kinh nguyệt đau (dysmenorrhea). Dysmenorrhea có thể chia thành hai loại: primay và secondary. Primary dysmenorrhea là loại đau kinh phổ biến nhất và thường bắt đầu từ tuổi dậy thì. Nguyên nhân của primary dysmenorrhea chưa được rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến sự tăng sản xuất prostaglandin trong tử cung. Prostaglandin là một chất gây co bóp tử cung và gây ra đau. Các triệu chứng thường bao gồm đau bụng kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, đau nhức ở lưng, buồn nôn, mệt mỏi và thậm chí có thể gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Secondary dysmenorrhea là loại đau kinh do các vấn đề y tế khác gây ra, chẳng hạn như viêm nhiễm, bệnh lý tử cung, tổn thương tử cung, u xơ tử cung, viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung, và các vấn đề về hệ tiêu hóa. Nếu bạn có những triệu chứng đau kinh nghiêm trọng hơn bình thường hoặc có những triệu chứng khác kèm theo, bạn nên tham khảo bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Để giảm đau kinh, bạn có thể thử một số biện pháp như: 1. Sử dụng nhiệt ấm: Đặt một chai nước nóng hoặc gói ấm lên vùng bụng để giảm đau. 2. Uống thuốc giảm đau: Có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc naproxen để giảm đau và viêm. 3. Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục như yoga, tập luyện cardio nhẹ hoặc đi bộ có thể giúp giảm đau kinh. 4. Áp dụng nghệ thuật giảm căng thẳng: Các phương pháp như yoga, thiền định, massage và thả lỏng cơ thể có thể giúp giảm căng thẳng và đau kinh. Nếu những biện pháp trên không giúp bạn giảm đau hoặc triệu chứng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra các phương pháp điều trị khác như thuốc chống co tử cung hoặc các biện pháp can thiệp khác. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn. Nếu bạn còn câu hỏi hoặc cần thêm thông tin, hãy để lại cho tôi biết. Chúc bạn khỏe mạnh!
4 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!