backup og meta

Cách trị tim đập nhanh tại nhà có thể bạn chưa biết

Cách trị tim đập nhanh tại nhà có thể bạn chưa biết

Nhịp tim của bạn có thể tăng cao do các nguyên nhân như căng thẳng về mặt cảm xúc hoặc các yếu tố môi trường (nắng nóng, mất nước…). Lúc này, bạn có thể thử áp dụng ngay một số cách trị tim đập nhanh tại nhà để giúp ổn định nhịp tim. 

Những người có vấn đề tim mạch có lẽ sẽ luôn lo lắng khi bị tim đập nhanh hay đánh trống ngực. Tuy nhiên, với 8 cách làm giảm nhịp tim khi tim đập nhanh sau đây, bạn sẽ kiểm soát được tình hình lâu dài.

1. Cách làm giảm nhịp tim là cần uống đủ nước

Thiếu nước dẫn đến giảm lượng máu lưu thông trong cơ thể. Lúc này, tim của bạn buộc phải đập nhanh hơn để bù lại, từ đó gây tăng nhịp tim và huyết áp. Ngoài ra, thiếu nước thường đi kèm thay đổi nồng độ chất điện giải trong máu nên cũng có thể khiến tim đập nhanh hơn.

Vậy, bạn nên làm gì khi tim đập nhanh? Bạn nên uống đủ 2 lít nước một ngày và nên uống từng ngụm nhỏ, kể cả khi không khát. Điều này sẽ giúp cơ thể luôn đủ nước, tránh nguy cơ tim đập nhanh và đánh trống ngực.

2. Làm mát cơ thể cũng là cách giảm nhịp tim hiệu quả

Nhiệt độ môi trường tăng cao khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đến bề mặt da, hỗ trợ quá trình tiết mồ hôi và làm mát cơ thể, từ đó gây tăng nhịp tim. Vì vậy, cách làm tim đập chậm lại lúc này chính là di chuyển đến những nơi có bóng râm và làm dịu cơ thể bằng cách mặc đồ thoáng mát, ăn nhiều rau xanh và cố gắng uống đủ nước mỗi ngày.

3. Cách trị tim đập nhanh tại nhà với chất điện giải

Cách trị tim đập nhanh tại nhà: Bổ sung chất điện giải
Bổ sung nước và đầy đủ các chất điện giải là cách trị tim đập nhanh tại nhà

Kali, canxi, natri, magie là các chất điện giải liên quan đến hoạt động co bóp của cơ tim. Việc rối loạn nồng độ các chất điện giải cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim. Do vậy, bổ sung nước kèm với đầy đủ các chất điện giải là một cách trị tim đập nhanh tại nhà đơn giản.

Bạn nên bổ sung các loại trái cây chứa nhiều kali như bơ, chuối, cam, nước dừa. Bổ sung magie thông qua các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, ngũ cốc, yến mạch. Sữa, phô mai, tôm, cua là những thực phẩm giàu canxi vô cùng thiết yếu. Với natri, bạn nên bổ sung bằng các sản phẩm từ sữa, thịt, hải sản… tránh bổ sung natri bằng muối hay bột canh vì có thể làm tăng huyết áp.

4. Tránh xa chất kích thích khiến tim đập nhanh

Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có thể khiến cơ thể tiết quá nhiều hormon gây co mạch, tăng tiêu thụ oxy và khiến tim đập nhanh. Ngoài ra, thức uống có cồn dễ dẫn đến những đợt tim đập nhanh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn. Vì vậy, nếu bạn tự hỏi cần làm gì khi tim đập nhanh, hãy tránh xa rượu bia và thuốc lá.

5. Tập thể dục thường xuyên để ổn định nhịp tim

Tập thể dục quá sức sẽ gây áp lực cho tim. Song nếu không vận động thể chất, bạn cũng khó giữ cho tim hoạt động hiệu quả và ổn định. Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, người bị rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh, nhịp chậm hay không đều) vẫn nên tập thể dục thường xuyên với những bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga… Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc huấn luyện viên để xác định cường độ cũng như loại hình tập luyện phù hợp với bạn.

6. Cách xử lý tim đập nhanh tại nhà: Ho

Ho là cách trị tim đập nhanh tại nhà

Tim đập nhanh phải làm sao? Trong trường hợp tim đập nhanh do hồi hộp, bạn có thể ho nhẹ vài cái để tạo áp lực lên lồng ngực và kích thích dây thần kinh phế vị, giúp tim đập chậm lại. Đây là một cách làm giảm hồi hộp tim đập nhanh trước những sự kiện quan trọng.

7. Nghiệm pháp Valsalva là một cách trị tim đập nhanh tại nhà đơn giản

Bạn có thể làm giảm tình trạng tim đập nhanh bằng nghiệm pháp Valsalva. Để thực hiện nghiệm pháp này, bạn hít sâu rồi ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai. Cố gắng giữ trạng thái đó trong 5-10 giây hoặc hơn tùy theo khả năng, sau đó thở ra từ từ.

Nghiệm pháp Valsalva ban đầu có thể làm nhịp tim tăng lên, nhưng sau đó sẽ từ từ giảm xuống. Tuy nhiên, những người bị bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh hoặc có nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ không nên thực hiện nghiệm pháp này.

8. Làm gì khi tim đập nhanh? Hãy thư giãn

Tim đập nhanh nên làm gì? Nếu tim đập quá nhanh, bạn nên nằm xuống giường hay tìm nơi nào đó thoải mái để ngồi trong tư thế thả lỏng. Đồng thời, bạn hãy hít thở sâu để làm giảm nhịp tim một cách tự nhiên.

Căng thẳng và lo âu cũng là một nguyên nhân gây tăng nhịp tim. Bạn có thể làm dịu tâm trí bằng cách suy nghĩ tích cực. Hãy nghĩ đến những điều làm bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái để ổn định nhịp tim. Ngồi thiền và hít thở chậm rãi cũng là cách trị tim đập nhanh tại nhà bạn có thể áp dụng.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nhịp tim nhanh phải làm sao? Nếu như đã thử các cách trị tim đập nhanh tại nhà nêu trên mà vẫn không thấy hiệu quả, bạn nên đến bác sĩ thăm khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là rối loạn nhịp tim. Lúc này, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc để ổn định nhịp tim. Ở những người bị rối loạn nhịp tim, cách chữa nhịp tim nhanh hay phương pháp điều trị tim đập nhanh hiệu quả nhất chính là sử dụng một số thuốc như:

  • Nhóm chẹn beta giúp ngăn chặn tác dụng của adrenalin, làm giảm nhịp tim và cung lượng tim.  
  • Thuốc chẹn kênh canxi hoạt động bằng cách làm gián đoạn sự di chuyển của canxi vào mô tim và mạch máu, giúp giãn mạch và làm chậm nhịp tim.
  • Thuốc ức chế kênh kali và thuốc ức chế kênh natri kéo dài thời gian dẫn truyền, giúp tim đập chậm lại.

Bạn lưu ý sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc sai cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm, làm tổn thương tim và gây khó khăn hơn cho việc kiểm soát nhịp tim.

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã biết được 8 cách trị tim đập nhanh tại nhà hiệu quả và biết được khi nhịp tim cao phải làm gì. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên để gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời nhé.

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

6 Proven Ways to Lower Your Resting Heart Rate. https://www.hackensackmeridianhealth.org/HealthU/2018/07/17/heart-rate/. Ngày truy cập: 27/05/2021

How to Lower Your Resting Heart Rate. https://health.clevelandclinic.org/how-to-lower-your-resting-heart-rate/. Ngày truy cập: 27/05/2021

Increase in resting heart rate is a signal worth watching. https://www.health.harvard.edu/blog/increase-in-resting-heart-rate-is-a-signal-worth-watching-201112214013. Ngày truy cập: 27/05/2021

All About Heart Rate. https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/the-facts-about-high-blood-pressure/all-about-heart-rate-pulse. Ngày truy cập: 27/05/2021

YOUR HEART RATE. https://theheartfoundation.org/2018/11/02/your-heart-rate/. Ngày truy cập: 27/05/2021

Phiên bản hiện tại

12/12/2024

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Cập nhật bởi: SEO Team


Bài viết liên quan

Biến chứng suy tim: Làm sao để ngăn ngừa?

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh suy tim có chữa được không?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo