Làm sao để đo nhịp tim trung bình?
Bạn có thể tự đo nhịp tim của mình bằng cách đếm số lần tim đập trong một phút. Hãy ngồi yên trong 5 – 10 phút trước khi đếm để đảm bảo rằng tim của bạn đang ở trạng thái nghỉ ngơi. Thời gian tốt nhất để đo nhịp tim trung bình là vào buổi sáng, thậm chí trước khi bạn ra khỏi giường.
Để đo nhịp tim, bạn cần cảm nhận được mạch đập ở cổ, cổ tay hoặc bên trong khuỷu tay.

Bạn có thể quan tâm: Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy đặt ngón tay trỏ và ngón giữa cùng nhau rồi ấn nhẹ lên 1 trong những vị trí như sau:
- Cổ (Động mạch cảnh). Bắt đầu từ dái tai và vuốt ngón tay dọc theo da thẳng xuống dưới. Ngay bên dưới xương hàm, bạn sẽ có thể cảm nhận được mạch đập của mình.
- Cổ tay (Động mạch hướng tâm). Giữ bàn tay với lòng bàn tay trái của bạn hướng lên để lộ nơi cơ thịt của ngón tay cái kết hợp với cổ tay. Để kiểm tra mạch ở cổ tay trái, hãy đặt hai ngón tay phải lên giữa xương và gân trên động mạch xuyên tâm, nằm ở phía ngón tay cái liên kết với cổ tay.
- Bên trong khuỷu tay (Động mạch cánh tay). Bắt đầu từ vùng hõm giữa bên trong khuỷu tay bằng các ngón tay của bàn tay đối diện. Từ từ kéo những ngón tay đó dọc theo da về phía cơ thể. Bạn sẽ có thể cảm thấy mạch của mình chỉ hơi lệch giữa bên trong khuỷu tay.
Mặc dù bạn có thể cảm thấy máu đang bơm ở một số vị trí chẳng hạn như cổ, bên trong khuỷu tay và thậm chí cả đầu bàn chân. Tuy nhiên, cổ tay có lẽ là nơi thuận tiện và dễ dàng nhất để bắt mạch tốt và đo nhịp tim chính xác. Tránh ấn quá mạnh vì có thể làm giảm nhịp đập.
Ngoài những động mạch vừa kể trên, bác sĩ có thể cảm nhận được mạch và kiểm tra nhịp tim trung bình cho bạn ở những vị trí khác, chẳng hạn như:
- Thái dương (ngang với ống tai của bạn và chỉ về phía trước của rãnh thịt nơi tai của bạn tiếp xúc với má).
- Ngực (đỉnh, ngay trên tim).
- Bụng (động mạch chủ bụng).
- Nơi đùi trên kết nối cơ thể (động mạch đùi).
- Phía sau đầu gối (động mạch kheo chân).
- Trên bàn chân (động mạch chày sau và động mạch đùi sau).
Khi đã tìm thấy mạch của mình, bạn có thể dễ dàng đo nhịp tim trung bình bằng cách:
- Đếm nhịp đập trong 10 giây. Sau đó, hãy nhân số đã đếm với 6.
- Đếm nhịp đập trong 15 giây. Sau đó, nhân số đã đếm với 4.
- Đếm nhịp đập trong 30 giây. Sau đó, hãy nhân số đã đếm được với 2.
Các vấn đề sức khỏe liên quan
Nhịp tim trung bình là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tổng thể. Khi nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm đều có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Các vấn đề về nhịp tim có thể nguy hiểm vì máu không được bơm đủ đi khắp cơ thể và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Nhịp tim nhanh là khi nhịp tim trung bình trên 100 nhịp/phút. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bao gồm: nhiễm trùng, thiếu máu, tuyến giáp hoạt động quá mức,… Nếu bạn đang có các triệu chứng nhịp tim nhanh chẳng hạn như ngất xỉu, chóng mặt, đánh trống ngực, khó thở, rất mệt mỏi,…hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Bạn có thể quan tâm: Cách giảm nhịp tim nhanh “cấp tốc” và lâu dài: Đề phòng mối nguy hại!
Nhịp tim chậm là tình trạng nhịp tim trung bình dưới 60 nhịp/phút. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nếu bạn hoạt động thể chất nhiều thì nhịp tim trung bình có thể dưới 60 nhịp mỗi phút. Đối với các vận động viên khỏe mạnh thì nhịp tim trung bình thấp khoảng 40 nhịp/phút là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn là một người bình thường có nhịp tim chậm đi kèm với các triệu chứng như ngất xỉu và mệt mỏi, hãy hẹn gặp bác sĩ đa khoa.

Bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Đo nhịp tim là một phần quan trọng trong quá trình khám sức khỏe định kỳ và cũng là cách bác sĩ có thể phát hiện sớm nhiều vấn đề, bao gồm cả các vấn đề nguy hiểm mà không có triệu chứng để điều trị kịp thời.
Biết được nhịp tim trung bình là bao nhiêu, đặc biệt khi bạn đang sống chung với các tình trạng bệnh lý tim mạch mãn tính có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đo nhịp tim giúp bạn theo dõi sức khỏe của chính mình và biết liệu bạn có đang tập thể dục ở mức độ phù hợp để mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe hay không.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!