Nếu không kịp thời can thiệp trong vài phút, bệnh nhân có thể tử vong. Hầu hết những người bị rung tâm thất đều có bệnh tim tiềm ẩn hoặc đã trải qua chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như bị sét đánh.
Nhịp nhanh thất
Đây là tình trạng nhịp tim nhanh 110 lần/phút bắt đầu ở tầng dưới của tim (tâm thất). Tâm thất co bóp nhanh hơn bình thường nên chưa kịp đổ đầy máu, không đủ lượng máu bơm vào vòng tuần hoàn chung, đi đến các cơ quan trong cơ thể.
Nhịp tim 110 lần/phút có nguy hiểm không nếu ở dạng này? Các cơn nhịp nhanh thất có thể ngắn, chỉ kéo dài vài giây rồi tự ra cơn mà không cần can thiệp và cũng không gây hại gì. Tuy nhiên, nếu nhịp tim nhanh thất kéo dài hơn vài giây thì có thể gây trụy tuần hoàn và nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân có thể có cảm giác hồi hộp, choáng váng và ngất xỉu khi xuất hiện cơn nhịp tim nhanh trên thất kịch phát, rung thất đe dọa tính mạng.
Rung nhĩ, cuồng nhĩ
Rung nhĩ là loại nhịp tim nhanh phổ biến nhất trong cộng đồng. Các tín hiệu điện hỗn loạn, không đều trong các buồng trên của tim (tâm nhĩ) gây ra nhịp nhĩ nhanh.
Cuồng nhĩ tương tự như rung nhĩ, nhưng nhịp tim có tổ chức hơn. Các đợt cuồng nhĩ có thể nhẹ và tự ra cơn, chỉ một số ít trường hợp có thể cần điều trị. Tuy nhiên, nguy cơ mắc phải biến cố thuyên tắc mạch máu như đột quỵ ở các trường hợp cuồng nhĩ so với rung nhĩ là tương tự nhau.
Nhịp tim nhanh 110 lần/phút có nguy hiểm không thì câu trả lời là không, nhưng cần phải thận trọng theo dõi và điều trị. Nhịp tim trong rung nhĩ có thể lên đến 150-200 nhịp/phút, cuồng nhĩ có thể lên đến 300 nhịp/phút, đẩy người bệnh đến gần với biến chứng rối loạn huyết động cũng như đối diện với nguy cơ huyết khối đột quỵ bất cứ lúc nào.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!