backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Những điều cần thận trọng khi dùng thuốc chẹn beta trong điều trị cao huyết áp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Lê Vân Anh · Ngày cập nhật: 15/12/2022

    Những điều cần thận trọng khi dùng thuốc chẹn beta trong điều trị cao huyết áp

    Thuốc chẹn beta được sử dụng trong điều trị bệnh cao huyết áp. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng và những điều cần lưu ý để dùng thuốc hiệu quả.

    Thuốc chẹn beta, còn được gọi là chất ngăn chặn beta-adrenergic, là thuốc làm giảm huyết áp. Đây là một loại thuốc khá quen thuộc với nhiều bệnh nhân cao huyết áp. Nắm rõ cơ chế hoạt động và những chỉ định khi dùng thuốc giúp bạn yên tâm hơn rất nhiều. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ hơn về vấn đề này.

    Các loại thuốc chẹn beta

    Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không phải dùng hết tất cả các thuốc chẹn beta. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.

    Một số loại chủ yếu ảnh hưởng đến tim, trong khi những thuốc khác ảnh hưởng đến cả tim và mạch máu. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp và tốt nhất cho bạn dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể.

    thuốc chẹn beta trong điều trị cao huyết áp

    Vậy, thuốc chẹn beta gồm những loại nào? Các loại thuốc chẹn beta bao gồm:

    • Acebutolol (Sectral)
    • Atenolol (Tenormin)
    • Betaxolol (Kerlone)
    • Bisoprolol (Zebeta, Ziac)
    • Carteolol hydrochloride (Cartrol)
    • Carvedilol (Coreg)
    • Metoprolol tartrate (Lopressor)
    • Metoprolol succinate (Toprol-XL)
    • Nadolol (Corgard)
    • Nebivolol (Bystolic)
    • Penbutolol sunfat (Levatol)
    • Pindolol (Visken)
    • Propranolol (Inderal LA, InnoPran XL)
    • Solotol hydrochloride (Betapace)
    • Timolol maleat (Blocadren).

    Vai trò của thuốc chẹn beta

    Thuốc chẹn beta được sử dụng để điều trị, ngăn ngừa hoặc kiểm soát một số tình trạng bệnh lý, bao gồm:

    • Tăng huyết áp
    • Rối loạn nhịp tim
    • Suy tim
    • Đau tim
    • Đau ngực
    • Đau nửa đầu
    • Một số loại chấn động.

    Thuốc chẹn beta không được khuyến cáo là phương pháp điều trị đầu tiên ở những người chỉ bị huyết áp cao. Thuốc thường không được kê đơn cho bệnh cao huyết áp trừ khi các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu không hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc này như một trong số các loại thuốc được dùng để làm giảm huyết áp.

    Thuốc có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các thuốc tăng huyết áp khác nhau như thuốc ức chế men ACE, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chẹn kênh canxi. Đôi khi, loại thuốc này không hoạt động hiệu quả nếu bạn không dùng kết hợp với các loại thuốc điều trị cao huyết áp khác.

    Cơ chế hoạt động của thuốc chẹn beta

    Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của hormone adrenaline. Thuốc sẽ làm tim đập chậm hơn, nhịp tim và cung lượng tim sẽ ít hơn và làm giảm huyết áp. Thuốc cũng giúp mở rộng tĩnh mạch và động mạch để cải thiện lưu lượng máu.

    Tác dụng phụ thường xảy ra

    tác dụng phụ của thuốc chẹn beta

    Một số người không gặp tác dụng phụ. Một số khác có thể gặp tác dụng phụ của thuốc chẹn beta bao gồm:

    • Mất ngủ
    • Tay chân lạnh
    • Mệt mỏi hoặc trầm cảm
    • Nhịp tim chậm
    • Các triệu chứng của bệnh hen suyễn (ho, thở khò khè, khó thở, đau ngực, nặng ngực)
    • Bất lực cũng có thể xảy ra
    • Tăng cân ngoài ý muốn.

    Thuốc chẹn beta cũng có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol và chất béo trung tính. Thuốc có thể gây ra sự gia tăng nhẹ chất béo trung tính, một loại chất béo trong máu và làm giảm mức cholesterol tốt, hoặc cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL). Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường là tạm thời.

    Bạn không nên đột ngột ngừng dùng thuốc vì làm như vậy có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.

    Đối tượng không nên dùng thuốc chẹn beta

    Thuốc chẹn beta có thể không hoạt động hiệu quả đối với người da đen và người lớn tuổi, đặc biệt là khi dùng chung với các loại thuốc huyết áp khác.

    Loại thuốc này cũng thường không được sử dụng cho những người bị bệnh hen suyễn vì lo ngại rằng thuốc có thể gây ra các cơn hen suyễn nghiêm trọng.

    Người bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người gặp vấn đề về hô hấp, hạ huyết áp nặng, tắc nghẽn tim, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc dự định mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

    Ở những người bị tiểu đường, thuốc có thể ngăn chặn các dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp, chẳng hạn như nhịp tim nhanh. Điều quan trọng là phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên nếu bạn bị tiểu đường và đang dùng loại thuốc này.

    Những lưu ý khác khi dùng thuốc

    lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta

    Nếu bạn bị tiểu đường và đang sử dụng insulin, hãy theo dõi chặt chẽ phản ứng cơ thể khi dùng thuốc.

    Nếu đã được kê đơn dùng loại thuốc này, hãy tham khảo ý kiến ​bác sĩ trước khi muốn có con hoặc đang cân nhắc việc mang thai hoặc có khả năng mang thai cao. Nếu bạn phát hiện ra mình đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định loại thuốc an toàn nhất.

    Hầu hết các thuốc chẹn beta được dùng một lần mỗi ngày, ngoại trừ một số loại được sử dụng trong thời kỳ mang thai sẽ được dùng 2 hoặc 3 lần một ngày. Nếu bạn quên uống một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra, trừ khi gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Trong trường hợp này, chỉ cần bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không dùng 2 liều cùng một lúc.

    Ngoài ra, dùng quá liều thuốc chẹn beta có thể làm chậm nhịp tim, gây khó thở, chóng mặt và run rẩy. Số lượng thuốc có thể dẫn đến quá liều khác nhau ở mỗi người. Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn dùng quá nhiều thuốc.

    Cuối cùng, nước ép bưởi có thể làm ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của thuốc. Chất chẹn beta thường khiến cho bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời và thời tiết lạnh. Vì vậy, bạn nên cố gắng ngăn ngừa phát ban da, cháy nắng, cũng như cảm lạnh.

    Thuốc chẹn beta là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh cao huyết áp. Chúng giảm huyết áp bằng cách hạ thấp nhịp tim và sức co bóp của tim. Tuy nhiên, chúng có các phản ứng phụ. Bạn nên tham vấn bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng hoặc các tác dụng phụ làm bạn lo lắng nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Lê Vân Anh · Ngày cập nhật: 15/12/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo