backup og meta

Ăn chuối tiêu có tốt không? TOP 10+ tác dụng của chuối tiêu

Ăn chuối tiêu có tốt không? TOP 10+ tác dụng của chuối tiêu

Chuối tiêu là loại chuối thân thuộc đối với mọi vùng miền ở Việt Nam. Chuối tiêu được ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao. Tác dụng của chuối tiêu cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bài viết sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi: Nên ăn chuối tiêu khi nào là tốt nhất? Ăn chuối tiêu mỗi ngày có được không? Ai không nên ăn chuối tiêu?

Chuối tiêu được cho là có thể điều trị và cải thiện các tình trạng như: tổn thương đường ruột do viêm loét đại tràng, tiểu đường, nhiễm độc niệu, viêm thận, bệnh gút, tăng huyết áp và bệnh tim… Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng của chuối tiêu đã được chứng minh ngay sau đây!

Chuối tiêu là chuối gì?

Ở nước ta, chuối tiêu có rất nhiều tên gọi như: chuối già, chuối ba tư, chuối tiêu tử, ba quả, bản tiêu…Chuối tiêu có tên khoa học là Musa basjoo Sieb. Et Zucc, thường được gọi là aromantic banana.

Hình dáng bên ngoài cong cong như hình lưỡi liềm. Khi chưa chín, chuối tiêu màu xanh đậm. Chuối tiêu sẽ chuyển dần sang màu vàng tươi bắt mắt khi chín. Chuối tiêu có vị ngọt thanh khi chín vừa, quả chuối càng chín vàng vị ngọt càng đậm hơn. Đông y ghi nhận chuối tiêu có tính hàn và không độc. 

>> Đọc thêm: Ăn chuối có tác dụng gì: 10 lợi ích to lớn trong loại trái cây giá rẻ

tác dụng của chuối tiêu

Giá trị dinh dưỡng của chuối tiêu

Quả chuối tiêu được biết đến như nguồn cung cấp kali, magie, hợp chất thực vật chất phytochemical có lợi và chất chống oxy hóa dồi dào. Không chỉ thế, chuối nói chung và chuối tiêu nói riêng còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như:

  • Vitamin C: Chuối là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp bảo vệ bạn khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra.
  • Carbohydrat: Chuối là loại trái cây cung cấp nhiều chất bột đường, cung cấp cho bạn nguồn năng lượng để cơ thể vận hành hiệu quả.
  • Chất xơ: Cả chất xơ pectin hòa tan trong nước và tinh bột kháng trong chuối tiêu đều hỗ trợ giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
  • Vitamin B6. Một quả chuối tiêu cỡ vừa có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 25% nhu cầu vitamin B6 mỗi ngày. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất hoạt hóa hệ miễn dịch.

Ngoài ra, chuối tiêu còn chứa nhiều dưỡng chất khác như: vitamin E, A, K, sắt, photpho, xenlulozo,…

Chuối tiêu bao nhiêu calo

Trong 100g chuối xanh có chứa 89 calo. Đối với chuối tiêu chín vàng, 100g sẽ cung cấp khoảng 100 calo. 

10+ tác dụng của chuối tiêu

tác dụng của chuối tiêu

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi ngày bạn có thể ăn một quả chuối để tăng cường sức khỏe tổng quát.

Vậy chuối tiêu có tác dụng gì với cơ thể? Sau đây là 10+ tác dụng của chuối tiêu.

1. Chuối tiêu tốt cho hệ thần kinh

Công dụng của chuối tiêu đối với hệ thần kinh đến từ hàm lượng kali cao. Ngoài ra, trong chuối tiêu còn có chứa axit amin tryptophan. Cơ thể sẽ chuyển đổi chất này thành serotonin ngay sau khi bạn ăn chuối tiêu. 

Serotonin sẽ giúp xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và tăng mức độ hạnh phúc.

>> Đọc ngay: Chế độ ăn uống lành mạnh và sức khỏe hệ thần kinh

2. Thúc đẩy hệ tiêu hóa và giúp nhuận tràng

Ăn chuối tiêu có tốt không? Với hàm lượng chất xơ dồi dào, chuối tiêu có thể giúp làm mềm phân và giúp nhuận tràng hiệu quả. Một lợi ích khác của chuối tiêu đến từ việc bạn có thể ăn chuối còn xanh và cả chuối đã chín vàng. 

Lý giải cho điều này, chuối chưa chín và hơi chưa chín có chứa tinh bột kháng, chất xơ prebiotic. Các chất này đóng vai trò như nguồn thức ăn cho lợi khuẩn trong đường ruột của bạn. Ăn một quả chuối tiêu chín vừa mỗi ngày có thể giúp hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn.

3. Tác dụng của chuối tiêu xanh: Cải thiện đường huyết

tác dụng của chuối tiêu
Ăn chuối tiêu có tác dụng gì? Cải thiện đường huyết

Quả chuối tiêu giàu tinh bột và đường khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 lo ngại về vấn đề đường huyết. Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra, lupenone trong chuối tiêu có tác dụng cải thiện tình trạng đái tháo đường. Tinh bột kháng trong chuối tiêu xanh cũng giúp giảm lượng đường trong máu.

Ngoài ra, chuối tiêu chín vừa có chỉ số đường huyết (GI) tương đối thấp từ 42–58, tùy thuộc vào mức độ chín. Có thể thấy chuối tiêu là loại thực phẩm có vị ngọt phù hợp cho bữa ăn nhẹ của người bị tiểu đường. Miễn là bạn chú ý:

  • Tránh ăn nhiều chuối quá chín
  • Không nên ăn quá 1 quả chuối tiêu cỡ vừa mỗi ngày

4. Chuối tiêu có tác dụng gì? Hạ huyết áp

Chuối tiêu với hàm lượng kali dồi dào, có lợi cho sức khỏe tim mạch và huyết áp. 

Ngoài ra, một số flavonoid chống oxy hóa được tìm thấy trong chuối tiêu có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Trong số đó đang chú ý là chất catechin. Hợp chất này có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

5. Lợi ích của chuối tiêu: Hỗ trợ xương chắc khỏe

tác dụng của chuối tiêu

Chuối tiêu có tác dụng gì đối với xương? Lượng canxi trong chuối tiêu không đủ nhiều để cải thiện sức khỏe xương của bạn. Tuy nhiên, trong chuối lại có chứa chất fructo oligosaccharides giúp tăng cường hấp thụ canxi.

>> Đọc ngay: 10 loại thực phẩm giàu canxi cho hệ xương chắc khỏe

6. Công dụng của chuối tiêu: Sản xuất collagen

Ăn chuối tiêu có tác dụng gì? Hàm lượng vitamin C trong chuối tiêu có thể thúc đẩy sản xuất collagen. Không chỉ thế, vitamin C còn giúp cơ thể chống chọi lại với nhiều loại bệnh, giúp bảo vệ mạch máu.

7. Tác dụng của chuối tiêu: Giúp ngủ ngon hơn

Nếu bạn thường cảm thấy đói vào buổi đêm, hoặc trằn trọc khó ngủ. Chuối tiêu sẽ là bữa ăn khuya lành mạnh giúp bạn dễ ngủ hơn.

Nguyên nhân là vì trong chuối tiêu có chứa một axit amin tryptophan. Chất này kích thích cơ thể sản xuất serotonin và melatonin có tác dụng tạo cảm giác buồn ngủ.

>> Gợi ý cho bạn: Ăn gì dễ ngủ? 14 loại thực phẩm giúp ngủ ngon tới sáng!

8. Tác dụng của chuối tiêu: Chữa lành vết loét

ăn chuối tiêu có tốt không

Thường xuyên ăn chuối tiêu có tốt không? Chuối tiêu có thể giúp thúc đẩy chữa lành tình trạng loét dạ dày. Đó là nhờ chuối tiêu có chứa chất ức chế protease do khả năng ức chế trypsin, chymotrypsin và papain nên hạn chế  gây viêm loét dạ dày.

9. Giải rượu nhờ ăn chuối tiêu

Uống quá nhiều rượu có thể để lại cho bạn dư chấn say rượu như nhức đầu, nôn nao, chóng mặt… Tác dụng của chuối tiêu có thể cung cấp cho cơ thể chất điện giải và những dưỡng chất như vitamin B, carbohydrats giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa cồn trong gan.

Thay vì uống cà phê để tỉnh táo sau khi say rượu, một cốc sinh tố chuối tiêu lành mạnh có thể giúp ích cho bạn. 

>> Đọc thêm: Uống gì để giải rượu? Top 6 thức uống giải rượu hiệu quả

10. Công dụng tiềm năng của chuối tiêu

tác dụng của chuối tiêu

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời trên, chuối tiêu được quan tâm nhờ những tác dụng và lợi ích hứa hẹn cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn cần thêm những nghiên cứu khoa học chuyên sâu hơn để khẳng định những công dụng sau của chuối tiêu:

  • Ngăn ngừa ung thư: Ăn chuối tiêu có tác dụng gì? Một số flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh có trong chuối tiêu giúp chống lại các tế bào ung thư và các bệnh thoái hóa 
  • Ngăn ngừa đột quỵ: Một chế độ ăn đủ kali mỗi ngày với quả chuối tiêu có thể điều hòa huyết áp. Nhờ đó, cơ thể sẽ được hưởng lời và giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Ăn chuối tiêu tốt cho gan: Chất glucid trong chuối tiêu chín vàng có thể tăng cường dự trữ glycogen trong gan. Nhờ đó, ăn chuối tiêu sẽ bảo vệ gan chống lại các yếu tố gây nhiễm độc và ngăn cản sự thâm nhiễm mỡ ở gan.
  • Bổ sung năng lượng cho cơ thể: Chuối tiêu có lượng carbs dễ tiêu hóa và cung cấp cho cơ thể năng lượng sau các hoạt động thể dục thể thao. Ngoài ra, ăn một quả chuối tiêu sau khi luyện tập sẽ bổ sung tức thì khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể.

Lưu ý khi ăn chuối tiêu

tác dụng của chuối tiêu

Khi ăn chuối tiêu, bạn cần lưu ý những điều sau để tối ưu giá trị dinh dưỡng của loại trái cây này.

  • Nên ăn bao nhiêu chuối tiêu một ngày? Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn từ 1-2 quả chuối mỗi ngày. Đồng thời, hãy áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cơ thể cần bạn nhé!
  • Nên ăn chuối tiêu khi nào? Thời điểm ăn chuối tốt nhất là 1-2 tiếng sau khi dùng bữa. Bạn nên hạn chế ăn chuối khi đang đói, vì lượng vitamin C trong chuối có thể làm tăng  Axit dịch vị, gây cồn cào, khó chịu và lượng carbohydrats cao có thể khiến tăng đường trong máu.

Ai không nên ăn chuối tiêu?

Chuối tiêu hầu như không gây dị ứng hay bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Thế nhưng, đối với một số tình trạng sức khỏe sau, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi ăn chuối tiêu.

  • Người bị bệnh thận. Chuối tiêu chứa nhiều kali có thể gây gây tăng Kali máu ở những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Cho nên, nếu bạn có vấn đề về thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng chuối mà bạn có thể tiêu thụ.
  • Người thường xuyên bị đau nửa đầu. Chuối có chứa một chất gọi là Tyramine có thể gây ra và tăng tình trạng đau nửa đầu. 

Chuối tiêu chín làm món gì?

tác dụng của chuối tiêu

Nếu bạn chưa biết nên làm gì với chuối tiêu chín, sau đây là một số gợi ý những món ngon từ chuối mà bạn có thể thử ngay:

Câu hỏi liên quan về chuối

Ăn chuối tiêu có béo không?

Chuối là trái cây cung cấp năng lượng cho cơ thể để tham gia các hoạt động tốt hơn, giúp đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Do đó bạn có thể ăn chuối mà không lo gây béo nếu với một lượng vừa phải mỗi ngày.

Các câu hỏi liên quan khác

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: Chuối tiêu có tác dụng gì? Tác dụng của chuối tiêu có thể tăng cường tiêu hóa và sức khỏe tim mạch của bạn nhờ chứa chất xơ và chất chống oxy hóa. Thêm vào đó, chúng có thể hỗ trợ giảm cân vì chúng tương đối ít calo, giàu chất dinh dưỡng và làm no. Với lượng đường tự nhiên, chuối tiêu sẽ là một món ngọt lành mạnh cho những người yêu thích hương vị này.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

(PDF) Musa paradisiaca L. and Musa sapientum L. : A Phytochemical and Pharmacological Review
https://www.researchgate.net/publication/271519979_Musa_paradisiaca_L_and_Musa_sapientum_L_A_Phytochemical_and_Pharmacological_Review
Ngày truy cập: 17/10/2022
Study on the mechanism of lupenone for treating type 2 diabetes by integrating pharmacological evaluation and network pharmacology – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9154797/
Ngày truy cập: 17/10/2022
Hypoglycaemic effect of Musa sapientum L. in alloxan-induced diabetic rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10624895/
Ngày truy cập: 17/10/2022
Flavonoid intake and risk of CVD: a systematic review and meta-analysis of prospective cohort studies
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23953879/
Ngày truy cập: 17/10/2022
Don’t go bananas – but maybe eat one | American Heart Association
https://www.heart.org/en/news/2022/04/20/dont-go-bananas-but-maybe-eat-one
Ngày truy cập: 17/10/2022
The importance of potassium – Harvard Health
https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/the-importance-of-potassium
Ngày truy cập: 17/10/2022
Identification of Fructooligosaccharides in Different Banana Cultivars | Journal of Agricultural and Food Chemistry
https://pubs.acs.org/doi/10.1021/jf073011l
Ngày truy cập: 17/10/2022
Bioactive compounds in banana fruits and their health benefits | Food Quality and Safety | Oxford Academic
https://academic.oup.com/fqs/article/2/4/183/5164297
Ngày truy cập: 17/10/2022
(PDF) Association of Dietary Potassium Intake with the Development of Chronic Kidney Disease and Renal Function in Patients with Mildly Decreased Kidney Function: The Korean Multi-Rural Communities Cohort Study
https://www.researchgate.net/publication/330969063_Association_of_Dietary_Potassium_Intake_with_the_Development_of_Chronic_Kidney_Disease_and_Renal_Function_in_Patients_with_Mildly_Decreased_Kidney_Function_The_Korean_Multi-Rural_Communities_Cohort_St
Ngày truy cập: 17/10/2022
Protease inhibitors from ripened and unripened bananas
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1768252/
Ngày truy cập: 17/10/2022
Bananas | The Nutrition Source | Harvard T.H. Chan School of Public Health
https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/food-features/bananas/
Ngày truy cập: 17/10/2022
Bananas | Nature
https://www.nature.com/articles/173980d0
Ngày truy cập: 17/10/2022

Phiên bản hiện tại

30/08/2023

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Trần Thùy Linh


Bài viết liên quan

Ăn hồng có tác dụng gì? Những sai lầm khi ăn hồng hại sức khoẻ

Đường thốt nốt có tốt không? 9 lợi ích của đường thốt nốt


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 30/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo