Để thoát khỏi dư chứng say rượu nên uống gì? Một số loại thuốc giảm đau có thể giúp ích cho bạn để loại bỏ cơn đau đầu và cảm giác đau nhức tổng thể.
Tuy nhiên, hãy lưu ý, thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) có thể gây kích ứng dạ dày đã bị kích thích bởi rượu. Và đặc biệt, không dùng acetaminophen (Tylenol). Nếu cồn vẫn tồn đọng trong cơ thể của bạn, loại thuốc giảm đau này có thể làm tăng tác hại của acetaminophen đối với gan.
2. Uống thức uống chứa chất điện giải
Uống nước gì để giải rượu? Hãy bổ sung cho cơ thể thức uống thể thao có chất điện giải. Những đồ uống này sẽ có chứa một số khoáng chất như: natri, kali, magiê và canxi. Chúng giúp điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể.
Đồ uống có chất điện giải sẽ làm tăng lượng đường trong máu và nồng độ natri. Đồng thời, thức uống này giúp các tế bào cơ hấp thụ nước, dẫn đến việc bù nước nhanh hơn.
Không có thức uống chứa chất điện giải thì uống gì để giải rượu?
Ngoài uống nước lọc, bạn có thể thử các loại thực phẩm có chứa chất điện giải tự nhiên. Chẳng hạn như bánh quy giòn, một quả chuối, rau bina nấu chín và hạnh nhân. Đặc biệt, bạn có thể thay thế những thức uống này bằng
nước dừa tươi.
>> Tìm hiểu sâu hơn: Thuốc giải rượu
1. Uống gì để giải rượu? Nước gừng ấm

Nước gừng ấm là một trong những loại đồ uống giải rượu dân gian hiệu quả. Thực tế, gừng chứa nhiều hoạt chất thực vật như: axit glutamic, glycine, serin, axit aspartic, zingiberol, aldehyde, chất cay zingeron, shogaol,…
Gừng giúp tiêu tan lượng cồn trong máu. Nhờ đó, những đồ uống có gừng sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn say và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống rượu quá mức.
Gừng có tác dụng giã rượu khi say và thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Vì thế, nếu bạn uống quá nhiều rượu, bạn có thể pha một cốc trà gừng mật ong để giải rượu một cách tự nhiên.
>> Gợi ý dành cho bạn: 5 cách làm nước giải rượu đơn giản
4 lầm tưởng giải rượu tai hại
Những thức uống và phương pháp giải rượu phù hợp có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không thể dùng bất kỳ phương pháp nào để làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể một cách nhanh chóng. Cách duy nhất để giải rượu hoàn toàn và giảm nồng độ cồn của bạn chính là thời gian.
Mặc dù vậy, vẫn tồn tại một số sai lầm phổ biến về cách bạn có thể nhanh chóng tỉnh táo và tỉnh rượu.
Lầm tưởng 1. Uống cà phê mạnh để tỉnh rượu
Uống nhiều rượu có thể khiến bạn buồn ngủ và mệt mỏi. Caffeine với vai trò là một chất kích thích, có thể giúp bạn giảm cảm giác mệt mỏi và tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, nó không làm tăng tốc độ chuyển hóa của rượu.
Trên thực tế, uống caffeine để giải rượu có thể gây nguy hiểm. Vì trạng thái tỉnh táo tức thì đành lừa chúng ta, và khiến ta nghĩ rằng mình đủ tỉnh táo để lái xe.
Lầm tưởng 2. Tắm nước lạnh để tỉnh táo

Tương tự, tắm nước lạnh là một cách khác để bạn đánh thức bản thân. Tuy nhiên, việc này không giúp cơ thể bạn thật sự tỉnh rượu hay giảm nồng độ cồn.
Lầm tưởng 3. Nôn mửa để tỉnh rượu
Khi bạn uống quá nhiều, say rượu có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn và bạn sẽ thoải mái hơn nếu nôn ra.
Nhiều người nghĩ rằng việc nôn ra sẽ giúp giảm nồng độ cồn trong máu. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Rượu hấp thụ vào máu rất nhanh, vì thế việc bạn nôn ra không có tác động nào đến nồng độ cồn.
Lầm tưởng 4. Uống rượu để giải rượu?

Nhiều người cho rằng uống thêm rượu có thể giảm bớt các triệu chứng của dư chứng say rượu. Theo tiến sĩ Robert Swift, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Các vấn đề Cựu chiến binh Providence ở Rhode Island khuyên bạn không nên làm điều đó.
Sử dụng rượu như một biện pháp khắc phục những dư chứng say rượu chỉ khiến bạn cảm thấy thoải mái trong một khoảng thời gian nhất định. Nó không có tác dụng giải rượu hay giúp giảm nồng độ cồn. Thậm chí, uống thêm rượu sẽ không cho cơ thể bạn có thời gian để hồi phục và có thể dẫn đến rối loạn sử dụng rượu.
Câu hỏi thường gặp
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích về cách giải rượu và thoát khỏi những dư chấn do say rượu. Nếu bạn uống quá nhiều rượu bia, bạn đã có câu trả lời cho băn khoăn uống gì để giải rượu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!