5. Kiểm soát huyết áp và cholesterol thường xuyên
Cholesterol và huyết áp cao thường là những yếu tố nguy cơ làm bệnh trở nặng. Do đó, bạn nên theo dõi các chỉ số sức khỏe như huyết áp và lượng cholesterol để kiểm soát được tình hình bệnh tốt hơn.
- Kiểm soát huyết áp: Huyết áp mục tiêu của một người khỏe mạnh nên dưới 140/85mmHg. Bên cạnh việc tập thể dục, bạn có thể kiểm soát huyết áp bằng cách giảm lượng muối khi chế biến món ăn, tốt nhất là dưới 6g (khoảng 1 muỗng cà phê) mỗi ngày. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ phải sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn để giảm huyết áp.
- Theo dõi chỉ số cholesterol: Mỡ máu cao khiến mảng xơ vữa phát triển, tăng nguy cơ tắc hẹp mạch vành và làm phát triển thêm vị trí tắc hẹp mới. Để biết nồng độ cholesterol của mình có nằm trong mức an toàn hay không, bạn cần thăm khám định kỳ.
6. Quản lý căng thẳng để chữa trị bệnh mạch vành

Căng thẳng tâm lý cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra chứng xơ vữa động mạch. Nếu sức khỏe tốt và tâm lý vững vàng, bạn có thể dễ dàng vượt qua mọi căng thẳng để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu tâm lý không ổn định thì bạn sẽ rất dễ bị tác động tiêu cực bởi căng thẳng, thậm chí là bị đột tử khi gặp những cú sốc quá lớn.
Để giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần thực hiện. Hãy tạm gác lại công việc khi bạn thấy mệt mỏi, thả lỏng tâm hồn và toàn bộ cơ thể trong một không gian thật yên tĩnh. Bạn cũng có thể dành thời gian thực hiện một chuyến du lịch ngắn ngày cùng người thân trong gia đình để giải tỏa khỏi áp lực.
Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành thường xuất phát từ gia đình, nhưng lối sống, chế độ ăn uống chính là yếu tố kích hoạt. Kiên trì tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp cách chữa bệnh mạch vành không dùng thuốc ở trên sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!