- Thuốc kháng histamin: Trẻ em bị sổ mũi kéo dài nhưng triệu chứng còn nhẹ và thường do dị ứng gây ra, có thể dùng thuốc kháng histamin. Thuốc kháng histamin có thể làm giảm lượng chất nhầy trong mũi bé. Loại thuốc này ngăn chặn histamin, chất mà cơ thể tiết ra trong một phản ứng dị ứng, giúp hạn chế các triệu chứng khi bị dị ứng.
- Thuốc xịt mũi corticosteroid: Loại thuốc này làm giảm viêm cùng các triệu chứng của dị ứng và viêm mũi không gây dị ứng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc có thể làm co mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả niêm mạc mũi.
- Thuốc nhỏ mũi: Thuốc nhỏ mũi ảnh hưởng trực tiếp lên niêm mạc mũi, từ đó làm giảm tình trạng sổ mũi kéo dài ở trẻ em.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào. Lưu ý rằng, không được sử dụng thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi cho trẻ em từ 2 tuổi trở xuống vì nguy cơ cao trẻ có thể mắc một số tác dụng phụ bao gồm tim đập nhanh và co giật. Thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn cũng không được sử dụng ở bất kỳ trẻ em nào dưới 6 tuổi.
Ngoài ra, nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài do viêm xoang, thì hầu hết các trường hợp không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trẻ có thể khỏi bệnh nhanh chóng dù không dùng thuốc và do đó có thể tránh được một số tác dụng phụ mà thuốc kháng sinh gây ra. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm trùng xoang nặng, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc cho bé (ibuprofen, acetaminophen…) và khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Không sử dụng aspirin để điều trị nhiễm trùng xoang cho bé. Aspirin không an toàn cho trẻ em ở mọi lứa tuổi do nguy cơ mắc hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây sưng não và gan.
7. Trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao? Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ

Thói quen ăn uống không tốt có thể làm tăng sản xuất chất nhầy trong mũi. Do đó, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống hàng ngày của trẻ để giúp khắc phục tình trạng trẻ bị sổ mũi kéo dài, bao gồm:
- Ngừng cho trẻ ăn vặt sau bữa tối và trước khi đi ngủ, đặc biệt, nếu bé có thói quen uống sữa hoặc thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo.
- Hạn chế cho trẻ uống quá nhiều sữa, ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo và đường.
Khi nào nên đưa bé bị sổ mũi kéo dài đi khám?
Mặc dù trẻ bị sổ mũi kéo dài có thể được điều trị tại nhà, trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cần đưa bé đến bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời. Những trường hợp này bao gồm:
- Trẻ bị sổ mũi kéo dài kèm sốt cao, phát ban, khó thở.
- Trẻ bị đau tai, có thể kèm theo sốt và quấy khóc (đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai).
- Trẻ bị mẩn đỏ, lở loét và đóng vảy da quanh mũi và miệng.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 4 tháng tuổi, bị sốt, không thuyên giảm trong vài ngày hoặc trở nên trầm trọng hơn.
Hy vọng những thông tin trên đã cho bạn câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề trẻ bị sổ mũi kéo dài phải làm sao.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!