backup og meta

7 lưu ý nhỏ trước khi quyết định nuôi thú cưng trong nhà

7 lưu ý nhỏ trước khi quyết định nuôi thú cưng trong nhà

Nuôi thú cưng trong nhà sẽ giúp mọi người thêm nhiều niềm vui hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua một vài lưu ý trước khi mang thú cưng về nuôi.

Thú cưng là một người bạn tốt của trẻ nhỏ. Nuôi thú cưng trong nhà có thể đem đến cho bạn và trẻ nhiều niềm vui. Trước khi quyết định nuôi một loại động vật, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về chúng. Ngoài ra, chăm sóc thú cưng có thể tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Do đó, tốt hơn hết bạn nên suy nghĩ kỹ chứ không phải do cảm giác nhất thời.

1. Lợi ích của việc nuôi thú cưng trong nhà

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc chăm sóc vật nuôi có thể giúp trẻ nhỏ hiểu được nhiều bài học hữu ích:

  • Trẻ có thể hiểu về trách nhiệm và niềm vui khi được chăm sóc cho vật nuôi ngoài bản thân mình
  • Vật nuôi giúp trẻ em khám phá thế giới tự nhiên và giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của động vật đối với môi trường
  • Chia sẻ và chơi đùa với thú cưng có thể giúp trẻ biết quan tâm hơn đến cảm xúc của người khác
  • Vật nuôi giúp trẻ có thêm một tình bạn đẹp
  • Thú cưng có thể giúp trẻ thư giãn
  • Thú cưng có thể giúp trẻ học cách thể hiện cảm xúc của mình
  • Thú cưng giúp trẻ học được cách để chia sẻ với gia đình.

2. Dạy trẻ về thú cưng

Em bé và thú cưng

Trẻ nhỏ có thể rất yêu người bạn 4 chân của mình nhưng sẽ không biết cách chăm sóc chúng nếu bạn không hướng dẫn con. Vì thế, bạn hãy dạy con chăm sóc thú cưng bằng cách:

  • Dạy cho trẻ phải sờ thú cưng nhẹ nhàng và biết khi nào không nên tiếp xúc với thú cưng (khi nó đang sợ hãi hoặc giận dữ).
  • Khi trẻ đã đủ lớn, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động chăm sóc vật nuôi như dắt chó đi dạo, cho thú cưng ăn…
  • Dạy trẻ đừng để thú cưng liếm mặt và phải rửa tay trước khi ăn nếu chơi với vật nuôi.

3. Thú cưng và trẻ sơ sinh

Nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh và vật nuôi, bạn cần thực hiện một số quy tắc sau:

  • Không bao giờ để cũi hoặc nệm của bé ở gần mèo hay bất kỳ một con vật cưng nào khác.
  • Không bao giờ để bé hoặc trẻ mới biết đi ở một mình với vật nuôi. Trẻ mới biết đi có thể khiến vật nuôi khó chịu và chúng có thể cắn lại trẻ.
  • Dạy trẻ không được chia sẻ thức ăn với thú cưng.

4. Thú cưng và việc mang thai

Nếu bạn đang mang thai, hãy suy nghĩ lại về việc nuôi thú cưng trong nhà. Tốt hơn hết, bạn nên đợi cho gia đình mình ổn định hơn rồi nghĩ đến chuyện này.

Trường hợp nhà bạn đang nuôi một chú cún cưng và bạn đang mang thai, hãy cẩn thận khi xử lý chất thải của mèo hoặc phân của những loại vật nuôi khác. Hãy đeo găng tay khi làm điều này để giảm nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasmosis có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Thú cưng và việc mang thai

Ngoài ra, hãy cố gắng dẫn cún đi dạo một cách nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp việc đi bộ trở nên thú vị chứ không còn là một cuộc đấu tranh nữa. Huấn luyện chú cún không nhảy xổm lên hoặc sủa. Tốt nhất, bạn nên dạy chú cún những khu vực bị hạn chế trong nhà như phòng của bé hoặc nhà bếp trước khi bé chào đời. Dẫn cún đi tập thể dục thường xuyên để tránh tình trạng cún bị buồn chán. Khi rơi vào tình trạng này, cún có thể đem đến những rắc rối, đặc biệt khi chúng đã quen với lối sống năng động.

Hãy suy nghĩ về cách mà bạn sẽ chăm sóc thú cưng khi bé chào đời. Động vật rất nhạy cảm với những thay đổi trong gia đình. Chúng có thể hiểu được ngôn ngữ cơ thể của con người để biết rằng điều gì đang xảy ra.

5. Bệnh từ vật nuôi

Trẻ có thể bị các vấn đề về sức khỏe từ vật nuôi như giun móc, bọ chét và bệnh thủy đậu. Điều này có thể gây ra các vấn đề về gan. Dưới đây là một số cách để làm giảm nguy cơ khi nuôi thú cưng trong nhà:

  • Sổ giun cho mèo mỗi 2 đến 6 tháng, cho chó mỗi 3 tháng một lần với thuốc hydatids
  • Sử dụng xà phòng diệt bọ chét để đảm bảo thú cưng luôn sạch sẽ
  • Cho thú cưng ăn thức ăn nấu chín (không cho ăn đồ sống)
  • Đừng để chó đi lang thang trên phố
  • Rửa tay sau khi chạm vào động vật và để đĩa thức ăn động vật ở một vị trí riêng biệt
  • Làm sạch chuồng thú cưng 1 lần/tuần
  • Để thú cưng xa phòng ngủ của bé
  • Không cho thú cưng liếm mặt bé.

6. Thú cưng bị bệnh

Nếu thú cưng bị ốm, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ cho bạn biết thú cưng đang bị bệnh gì và nó có lây cho trẻ nhỏ hay không. Đa số các nhiễm trùng nghiêm trọng ở vật nuôi không truyền sang người.

7. Dị ứng động vật

Tình trạng dị ứng vật nuôi khá phổ biến. Trẻ có thể bị kích thích bởi các tuyến bã trong da mèo hoặc nước bọt của chó. Thậm chí, dù bạn ngưng nuôi những động vật này, những tác nhân gây dị ứng vẫn có thể tồn tại trong nhà đến 6 tháng. Nếu bé bị dị ứng với động vật, nhiều khả năng bạn sẽ phải tìm một ngôi nhà mới cho thú cưng đấy.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pets in the family https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pets-in-the-family ngày truy cập 27/02/2018

8 Best Pets for Kids https://www.healthline.com/health/best-pets-for-kids ngày truy cập 27/02/2018

Phiên bản hiện tại

04/09/2020

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dung Nguyễn


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 04/09/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo