backup og meta

Lý do khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên và cách khắc phục hiệu quả

Lý do khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên và cách khắc phục hiệu quả

Việc bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể khiến ba mẹ hoảng hốt sợ con bị đau hay có vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng bé khóc khi ngủ khá phổ biến và thường không nguy hiểm nếu không kéo dài và không đi kèm các dấu hiệu bất thường khác.

Ba mẹ có thể dễ dàng khắc phục tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên khi hiểu được nguyên nhân khiến con ngủ không tròn giấc. Lúc này, bạn có thể giúp con yêu ngon giấc hơn bằng cách tạo cho bé môi trường ngủ thoải mái, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé, dỗ dành để bé bình tĩnh hơn… 

Điểm mặt các nguyên nhân bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Thông thường, nguyên nhân khiến trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét không nguy hiểm và ba mẹ có thể tìm cách khắc phục nhanh chóng.

1.1 Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên do vấn đề thể chất, môi trường

Một số vấn đề về thể chất có thể gây khó chịu, từ đó khiến trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét. Các vấn đề này có thể là:

  • Giường nệm không đủ sạch
  • Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh
  • Tã của bé đã ướt
  • Bé đói bụng
  • Môi trường xung quanh ồn ào, có âm thanh lớn.
  • Bé mệt do đã vui chơi quá nhiều, ngủ không đủ giấc hoặc đã thức quá lâu.

1.2 Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên do chu kỳ ngủ 

Mỗi giấc ngủ của bé sẽ có các chu kỳ cố định gồm REM (chuyển động mắt nhanh) và NREM (chuyển động mắt không nhanh). Dựa theo chu kỳ ngủ này, nguyên nhân khiến trẻ đang ngủ tự nhiên khóc có thể là:

  • Bé đang trong giấc ngủ REM: Trong giấc ngủ REM, cơ thể và não bộ sẽ trải qua một số thay đổi nên bé sẽ có các hành động như: mắt chuyển động rất nhiều dưới mí mắt, tay chân cử động nhẹ, giật mình, khóc trong giấc ngủ…
  • Bé đang chuyển đổi chu kỳ ngủ: Một số bé sẽ thức giấc ngắn trong thời gian chuyển đổi giữa giấc ngủ REM và giấc ngủ NREM. Khi thức giấc giữa hai chu kỳ ngủ, bé có thể khóc trong chốc lát rồi tự ngủ lại.

1.3 Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên vì ác mộng hay giấc ngủ kinh hoàng

bé khóc khi ngủ vì gặp ác mộng

Bé cũng có thể khóc thét lên trong giấc ngủ nếu gặp ác mộng hoặc giấc ngủ kinh hoàng:

  • Ác mộng: Xảy ra ở giai đoạn ngủ REM hay khi bé chuyển động mắt ngẫu nhiên trong lúc ngủ.
  • Giấc ngủ kinh hoàng: Đây là tình trạng la hét, hoảng hốt và toát mồ hôi khi đang ngủ. Hội chứng này xảy ra trong giai đoạn ngủ sâu NREM.

1.4 Tình trạng thiếu chất khiến trẻ khóc khi ngủ 

Tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên khóc có thể là biểu hiện cho thấy bé thiếu vitamin D. Nếu bị thiếu dinh dưỡng, bé cũng sẽ có thêm một số triệu chứng như: 

1.5 Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên do tình trạng sức khỏe, bệnh lý

Một số tình trạng sức khỏe có thể khiến trẻ đang ngủ tự nhiên khóc là:

1.6 Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên do rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ của trẻ có thể bị rối loạn nếu bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, ngủ quá sớm hay ngủ quá muộn so với lịch sinh hoạt hàng ngày. Điều này có thể khiến bé đang ngủ tự nhiên khóc nức nở do khó chịu hay mệt mỏi

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có đáng lo không?

Tình huống bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể khiến ba mẹ lo rằng con đang mắc phải một bệnh lý nào đó. Tuy nhiên, trường hợp trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thường không xuất phát từ nguyên nhân nguy hiểm.
Thế nhưng, bạn vẫn cần theo dõi tình trạng khóc đêm của bé và đưa con đi khám nếu có các triệu chứng sau: 
  • Bé khóc không ngừng và có dấu hiệu bị đau.
  • Bé đột ngột thay đổi thói quen ngủ.
  • Tình trạng khó ngủ kéo dài nhiều đêm và ảnh hưởng khả năng hoạt động của bé.
  • Bé khó ngủ vì bú không đủ do ngậm ti không đúng cách, mẹ không đủ sữa hoặc sữa công thức không chất lượng.

Bí quyết xoa dịu khi bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên  

Bí quyết dỗ dành bé khóc khi ngủ

Khi thấy trẻ đang ngủ tự nhiên khóc, bạn hãy quan sát bé trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu bé chỉ quấy khóc trong giây lát rồi ngủ lại thì có thể bé đang trong quá trình chuyển từ giấc ngủ chập chờn sang giấc ngủ sâu. Lúc này, bạn chỉ cần để bé tự ngủ tiếp mà không cần bế hay dỗ bé.

Nếu sau 1-2 phút mà bé vẫn khóc mà không thể ngủ lại, bạn có thể vỗ về hoặc ẵm bé để hỗ trợ con vào giấc ngủ. Sau đó, bạn có thể thử áp dụng các mẹo dỗ dành bé như sau:

  • Điều chỉnh không gian ngủ sao cho nhiệt độ, âm thanh, độ sáng phù hợp với bé. Bạn cũng có thể bật tiếng ồn trắng và ru bé. 
  • Nếu bé có thói quen ngậm núm vú giả, bạn có thử cho bé dùng núm vú giả để bé bình tĩnh hơn. 
  • Cho bé nằm gần mẹ vì việc gần gũi với mẹ sẽ giúp bé giảm nhịp tim và dễ đi vào giấc ngủ hơn. 
  • Massage chân tay để bé ngủ ngon hơn.

Câu hỏi thường gặp về tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Tình huống trẻ đang ngủ tự nhiên khóc tuy thường không nguy hiểm nhưng có thể khiến ba mẹ lo lắng và hoảng hốt. Để giữ bình tĩnh tốt hơn, bạn có thể tham khảo những băn khoăn sau để không còn bỡ ngỡ nhé:

1. Nhiệt độ phòng có ảnh hưởng đến tình trạng trẻ đang ngủ tự nhiên khóc không?

Nếu bạn đã loại trừ nguyên nhân bé khóc do đói và cần thay tã thì có thể cân nhắc điều chỉnh môi trường ngủ của bé. Bạn hãy kiểm tra xem nhiệt độ phòng có quá nóng hoặc quá lạnh không. Nhiệt độ ngủ phù hợp với bé là từ 20°C đến 22°C và bạn không nên cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo dày.

2. Chế độ hoặc lịch ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ và việc trẻ khóc?

Trẻ vài tháng tuổi thường sẽ thức dậy nhiều lần trong đêm để bú nhằm duy trì đủ nước và mức năng lượng cần thiết của cơ thể. Khi cần bú, trẻ có thể sẽ khóc trong khi ngủ để báo hiệu với ba mẹ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể khóc nếu bị khó chịu do không tiêu hóa được sữa mẹ, sữa công thức hoặc thức ăn dặm.

3. Có vấn đề sức khỏe nào có thể khiến trẻ đang ngủ tự nhiên khóc không?

Bé có thể khóc trong giấc ngủ nếu gặp các vấn đề sức khỏe khiến bé bị đau hoặc khó chịu. Một số vấn đề thường thấy là đau vì mọc răng hoặc khó chịu do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Tình trạng bé khóc dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng tai. Nếu nguyên nhân khiến trẻ đang ngủ tự nhiên khóc là do vấn đề sức khỏe, bạn cần đưa bé đi khám để cải thiện tình trạng này.

4. Tại sao bé 1 tháng đang ngủ tự nhiên khóc thét?

Ở độ tuổi này, thời gian chuyển đổi giữa các chu kỳ ngủ rất ngắn, thời gian ngủ rất dài nên tình trạng khóc khi ngủ khá phổ biến. Ngoài ra, một số bé có thể nhầm lẫn giữa ngày và đêm nên ngủ không sâu giấc.

5. Nguyên nhân khiến bé 3 tháng đang ngủ tự nhiên khóc thét 

Bé 3 tháng tuổi vẫn đang dần thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ nên rất khó có thể ngủ trọn giấc. Vậy nên, đôi khi bé sẽ khóc khi giật mình tỉnh giấc hoặc khi đói. 

6. Trẻ 5-7 tháng đang ngủ tự nhiên khóc thét vì đâu?

bé 7 tháng đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Một số bé ở độ tuổi 5-7 tháng bắt đầu có giấc ngủ dài hơn trước hoặc có thể ngủ suốt đêm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bé vẫn có thể khóc khi đang ngủ do chuyển đổi chu kỳ ngủ hoặc giật mình. 

7. Lý do bé 7-9 tháng đang ngủ tự nhiên khóc thét 

Đa số các bé sẽ có thể ngủ xuyên đêm khi đã được 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, giấc ngủ của bé có thể bị ảnh hưởng do chứng rối loạn lo âu chia ly. Đây là tình trạng bé lo lắng vì sợ phải rời xa người thân hay người chăm sóc mình và tình trạng này có thể kéo dài tới khi bé được 2 tuổi.

8. Nguyên nhân bé 1 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Bé 1 tuổi cần ngủ 12-14 giờ mỗi ngày, chia ra thành các giấc ngủ ngắn ban ngày và giấc ngủ dài ban đêm. Nếu không ngủ đủ giấc do thức dậy sớm vào buổi sáng, không ngủ giấc ngắn vào ban ngày hay đi ngủ muộn, bé có thể gặp trạng quá mệt mỏi và có thể khóc trong khi ngủ. 

9. Vì sao bé 2 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc thét lên?

Một số nguyên nhân khiến bé 2 tuổi khóc khi đang ngủ là:

  • Gặp tình trạng giấc ngủ kinh hoàng. Hội chứng này có thể khiến bé hoảng hốt, khóc thét và toát mồ hôi trong khi ngủ nhưng thường không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Thiếu canxi. Tình trạng thiếu canxi không chỉ ảnh hưởng đến xương, răng và hệ cơ của trẻ mà còn gây ra tình trạng mệt mỏi và mất ngủ. Bên cạnh dấu hiệu khóc thét khi ngủ, bé còn có thể bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ nếu thiếu canxi.
  • Môi trường ngủ không tốt, chẳng hạn phòng ngủ quá ồn, quá sáng hay không khí không thông thoáng. 
  • Tư thế nằm ngủ không thoải mái.
  • Bé quá đói hay quá no khi ngủ.
  • Gặp một số vấn đề sức khỏe như trào ngược dạ dày.

10. Lý do bé 3 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Bé 3 tuổi đột nhiên khóc khi ngủ có thể do:

  • Mắc chứng rối loạn hoảng sợ. Một số biểu hiện của chứng này là đột ngột khóc thét, la hét, giật mình, gặp ác mộng, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim và nhịp thở…
  • Bị khó chịu do các bệnh lý thông thường như bị côn trùng cắn, viêm họng, cảm sốt, viêm tai giữa, suy nhược cơ thể, đau bụng… 
  • Bé bị đói. 
  • Môi trường ngủ không thoải mái.

11. Bé 5 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc thét lên 

Nguyên nhân khiến bé 5 tuổi đang ngủ tự nhiên khóc thét lên cũng tương tự như ở các độ tuổi khác. Một số lý do thường thấy là:

  • Mắc hội chứng giấc ngủ kinh hoàng
  • Thiếu chất dinh dưỡng
  • Môi trường ngủ quá lạnh/quá nóng, quá ồn hay quá sáng
  • Bé quá đói hay quá no khi ngủ
  • Gặp một số vấn đề sức khỏe khiến bé bị khó chịu.

Chỉ cần giữ bình tĩnh và xác định đúng nguyên nhân, ba mẹ có thể dễ dàng khắc phục tình trạng bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên. Được vậy, không chỉ con yêu được ngủ sâu, trọn giấc mà ba mẹ cũng yên tâm hơn rất nhiều đấy.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

3 reasons why your baby is crying in their sleep: Causes and tips https://www.nct.org.uk/information/baby-toddler/caring-for-your-baby-or-toddler/why-does-my-baby-cry-their-sleep Ngày truy cập: 27/11/2024

New study says that it’s okay to let babies cry at night https://www.health.harvard.edu/blog/new-study-says-okay-let-babies-cry-night-201605319774 Ngày truy cập: 27/11/2024

Typical sleep behaviour (1) – newborns 0 to 3 months https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/typical-sleep-behaviour-nb-0-3-months Ngày truy cập: 27/11/2024

Why does my baby cry in their sleep? https://www.nct.org.uk/baby-toddler/crying/why-does-my-baby-cry-their-sleep Ngày truy cập: 27/11/2024

Soothing a crying baby https://www.nhs.uk/conditions/baby/caring-for-a-newborn/soothing-a-crying-baby/  Ngày truy cập: 27/11/2024

How to soothe a baby crying in their sleep https://www.medicalnewstoday.com/articles/324327 Ngày truy cập: 27/11/2024

What to Do if Your Baby Is Crying in Her Sleep https://www.whattoexpect.com/first-year/sleep/baby-crying-in-sleep/ Ngày truy cập: 27/11/2024

Phiên bản hiện tại

20/12/2024

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo