năm ngoái lượng đường huyết trong người em vẫn ở mức bình thường , năm nay xet nghiệm lượng đường huyết e tăng vọt tới 197 và bị chẩn đoán là tiểu đường loại 2 , liệu có thể có sai sót gì không và
... Xem ThêmBạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Tiểu đường tuýp 2 là một trong ba dạng bệnh tiểu đường ở người lớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng ở các bộ phận cơ thể khác.
Vậy bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì và có triệu chứng như thế nào? Mời bạn cùng HelloBacsi tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé.
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng chính là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn).
Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2), cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin.
Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Đái tháo đường tuýp 2 gây ra do các tế bào mỡ, gan và cơ không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này gọi là kháng insulin. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết. Ngoài ra, việc tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin bao gồm:
Đái tháo đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Trong số những người bệnh tiểu đường, có đến khoảng 95% là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhất ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Ngoài ra, những người bị béo phì và ít vận động cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ có thể chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 thông qua các xét nghiệm máu sau:
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ 3 tháng một lần, để bác sĩ có thể:
Các kiểm tra này sẽ giúp bạn và bác sĩ kiểm soát được diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những kiểm tra sau đây hằng năm:
Nhiều bệnh nhân có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Các quy định của chế độ ăn uống mới cho phép bạn có nhiều lựa chọn về thực phẩm hơn. Song nên tránh các thức ăn có nhiều đường và nhiều chất béo, điều này rất quan trọng. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và giữ lượng đường ở mức thấp, đồng thời giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn.
Tuy nhiên với một số bệnh nhân, chế độ ăn uống và tập thể dục là chưa đủ mà họ còn cần phải dùng đến thuốc. Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là các loại thuốc giúp cơ thể sử dụng glucose tốt hơn. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm:
Nếu các loại thuốc kể trên không hiệu quả, người bệnh cần phải được tiêm insulin để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Insuline không thể uống qua đường miệng vì axit trong bao tử sẽ phá hủy nó, do đó phải tiêm dưới da.
Lượng đường huyết cần phải được kiểm tra thường xuyên (thường là ít nhất một lần mỗi ngày). Ngoài sự chăm sóc của bác sĩ chính phụ trách bạn, còn có các chuyên gia (chuyên gia nội tiết, bác sĩ nhãn khoa…) giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
Sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra chỉ số BMI của trẻ tại đây.
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Type 2 Diabetes. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000313.htm. Ngày truy cập 17/09/2015
Type 2 diabetes https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/symptoms-causes/syc-20351193 Ngày truy cập: 24/09/2021
Type 2 diabetes https://www.nhs.uk/conditions/type-2-diabetes/symptoms/ Ngày truy cập: 24/09/2021
Life doesn’t end with type 2 diabetes. https://www.diabetes.org/diabetes/type-2 Ngày truy cập: 24/09/2021
Diabetes https://www.cdc.gov/diabetes/basics/type2.html Ngày truy cập: 24/09/2021
ThS. DS. GV Lê Thị Mai
19 ngày
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hellobacsi. Kết quả đường huyết của bạn là 197 mg/dL là kết quả đo tại thời điểm nhịn đói 8h, sau ăn hay bất kỳ. Kết quả này bạn đo mấy lần?
... Xem Thêmid.hellobacsi.com
Bạch Thị Lương Thuỷ
khoảng 1 tháng
Nếu bạn đi bệnh viện uy tín thì mình nghĩ không sai sót đâu . Bây giờ điều quan trọng bạn uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ ,Chế độ ăn uống , thể dục thể thao hợp lý để giúp ổn định đường huyết nhé !
Community Admin
khoảng 1 tháng
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
... Xem ThêmNgô Thị Mỹ Lệ
khoảng 1 tháng
Mình nghĩ là không có sai sót đâu. Nhưng nếu bạn không an tâm thì cứ đi khám thêm lần nữa ạ