Suy giảm thị lực
Biểu hiện của bệnh bạch tạng là suy giảm thị lực. Bạch tạng chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sắc tố trong mắt, gây hưởng nhiều đến các vấn đề về mắt như:
- Rung giật nhãn cầu: Mắt di chuyển qua lại bất thường không do chủ ý của cơ thể
- Lác mắt: Hai mắt không có khả năng nhìn thẳng hướng vào cùng một điểm hoặc di chuyển đồng thời
- Cận thị cực độ hoặc viễn thị
- Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)
- Loạn thị: Nơi giác mạc (lớp trong suốt ở phía trước mắt) không giữ được độ cong hoàn hảo hoặc thủy tinh thể có hình dạng bất thường gây mờ mắt.
- Võng mạc phát triển bất thường dẫn đến giảm thị lực
- Các tín hiệu thần kinh từ võng mạc đến não không đi theo các đường thần kinh thông thường (dây thần kinh thị giác bị lệch)
- Khả năng nhận biết chiều sâu vật thể (dept perception) kém. Đây là khả năng giúp chúng ta nhận biết mọi thứ ở xa hơn hoặc gần hơn so với các đối tượng khác
- Giảm sắc tố mống mắt ở một số người
Các triệu chứng bệnh biểu hiện qua mắt, màu da và tóc cũng khiến người mắc bệnh bạch tạng tự ti và đối mặt với tình huống bị phân biệt đối xử hay cô lập trong trường học và xã hội.
Chẩn đoán bệnh bạch tạng
Biểu hiện bệnh bạch tạng là gì? Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là làn da, tóc và mắt có màu trắng và sáng từ khi trẻ mới ra đời. Nếu bác sĩ nhận thấy tình trạng thiếu sắc tố ở tóc hoặc da ảnh hưởng đến lông mi và lông mày, họ có thể sẽ yêu cầu khám mắt và theo dõi những thay đổi về sắc tố và thị lực của em bé.
Thông thường, bệnh bạch tạng gây ra một số vấn đề về mắt, vì vậy bạn có thể đưa con đến bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra.

Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm chẩn đoán điện (Electrodiagnostic testing) có thể giúp chẩn đoán bệnh bạch tạng. Đây là phương pháp sử dụng các điện cực nhỏ được dán vào da đầu để kiểm tra các kết nối của mắt với phần não kiểm soát thị lực.
Việc chẩn đoán giúp bác sĩ phân biệt bạch tạng với:
Sau khi chẩn đoán, người bệnh cần được tư vấn với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
>>> Đọc thêm: Bệnh bạch tạng có chữa được không? Cách sống chung với bệnh
Cách ngăn ngừa bệnh bạch tạng
Bệnh bạch tạng là một dạng rối loạn di truyền. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất chính là nếu thành viên trong gia đình mắc bệnh bạch tạng, trước khi sinh con bạn nên đi xét nghiệm kiểm tra mình có mang gen lặn bạch tạng không. Các chuyên gia có thể kiểm tra, đánh giá cũng như giúp bạn hiểu về nguy cơ di truyền của bệnh
Bệnh bạch tạng có thể dễ dàng nhận biết qua màu tóc, da và tình trạng sức khỏe của mắt. Hy vọng bạn đọc có thông tin hữu ích về biểu hiện của bệnh bạch tạng là gì, từ đó nhận thức rõ những ảnh hưởng và những khó khăn mà bệnh bạch tạng gây ra với người bệnh.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!