
Tăng nhãn áp trong bệnh glaucoma và cận thị là hai tình trạng khác nhau. Tuy nhiên, cận thị cao độ có thể liên quan đến bệnh glaucoma trong thể nhãn áp không cao bởi nhiều cơ chế khác nhau, chẳng hạn như:
- Củng mạc bị dãn lồi về phía sau trên bệnh nhân cận thị nặng kéo theo sự căng dãn các lớp võng mạc, sợi thần kinh từ gai thị nên dễ bị tổn thương khi áp lực nội nhãn tăng.
- Các lớp sợi thần kinh võng mạc và độ dày điểm vàng thay đổi khi độ cận tăng cao, tạo điều kiện cho glaucoma góc mở phát triển.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy người trẻ tuổi bị cận nặng thường có xu hướng dễ bị tăng nhãn áp và mắc bệnh glaucoma trong tương lai.
Cách phân biệt tăng nhãn áp và cận thị
Hiện nay, khám mắt định kỳ là biện pháp hiệu quả nhất để phân biệt hai vấn đề này. Do đó, khi có các biểu hiện mờ mắt, giảm thị lực, nhức đầu, thấy quầng sáng nhiều màu sắc …, bạn hãy mau chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt. Bạn sẽ được khám, đánh giá các triệu chứng để xác định bạn bị tăng nhãn áp hay cận thị, ví dụ như:
- Đo thị lực và thử kính
- Đo nhãn áp với thiết bị chuyên dụng
- Soi góc tiền phòng (gonioscopy)
- Đánh giá tình trạng thương tổn thần kinh thị giác bằng xét nghiệm hình ảnh
- Đo độ dày của giác mạc
- Kiểm tra phạm vi mất thị lực (kiểm tra trường thị giác)

Glaucoma còn có tính di truyền nên nếu gia đình có tiền sử bị cườm nước, bạn cũng nên đi khám mắt định kỳ 6 – 12 tháng, kể cả khi không có những triệu chứng tăng nhãn áp trên. Phát hiện bệnh càng sớm, rủi ro mất thị lực vĩnh viễn do glaucoma càng giảm.
Mặt khác, việc chẩn đoán cườm nước ở người bị cận thị, đặc biệt cận nặng, không phải là điều dễ dàng. Nguyên nhân không chỉ do các triệu chứng của hai bệnh lý có phần tương đồng mà độ cận cao còn ảnh hưởng đến trường thị giác và lớp sợi thần kinh võng mạc bởi áp lực nội nhãn. Vì vậy, vai trò của tầm soát tăng nhãn áp càng quan trọng hơn khi bạn bị cận thị.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi liệu tăng nhãn áp có phải là cận thị không. Dù là hai tình trạng riêng biệt nhưng thực tế, tăng nhãn áp và cận thị vẫn có mối liên hệ với nhau. Do đó, nếu bạn bị cận, hãy mau chóng đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tầm soát glaucoma, đồng thời đi khám mắt toàn diện mỗi 6 – 12 tháng/lần.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!