backup og meta

Giảm sắc tố da và những điều bạn nên biết

Giảm sắc tố da và những điều bạn nên biết

Trái ngược với làn da của người da trắng, làn da của người châu Á có khuynh hướng đổ nhiều dầu hơn và có nhiều sắc tố melanin hơn, có thể là do ảnh hưởng của môi trường sống và thành phần sắc tố của da. Vì thế, làn da Á đông có khuynh hướng trở nên sậm màu hơn (tăng sắc tố) hoặc nhạt màu hơn (mất/giảm sắc tố) khi họ bị bệnh hoặc bị thương. Một trong những rắc rối về da đang được quan tâm hiện nay chính là tình trạng giảm sắc tố da, khiến các đốm trắng xuất hiện trên cơ thể bạn.

Giảm sắc tố da là gì?

Da bị sạm màu luôn là vấn đề khiến chúng ta xấu hổ và khó chịu. Thế nhưng, còn có một loại rối loạn sắc tố da nữa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến những người mắc phải chúng, đó chính là giảm sắc tố da. Giảm sắc tố da, hay còn gọi là mất sắc tố da, là kết quả của việc sụt giảm lượng melanin sản sinh trong cơ thể. Khi mắc chứng rối loạn sắc tố da này, da bạn sẽ bị viêm và phần nào mất đi màu sắc của nó. Giảm sắc tố da có thể có nhiều dạng biểu hiện khác nhau như:

  • Bệnh bạch biến: loại mất sắc tố này là một dạng bệnh tự miễn khi các tế bào sản xuất sắc tố bị tổn thương. Bệnh bạch biến gây ra các mảng màu trắng, mềm mịn trên da của bạn và có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào trên cơ thể. Bệnh bạch biến có thể ảnh hưởng tới tất cả mọi người, nhưng những người có làn da tối màu dễ mắc phải bệnh này hơn. Ở một số bệnh nhân, các mảng màu trắng này xuất hiện khắp cơ thể. Tuy vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh này nhưng cũng đã có một số phương pháp giúp người bệnh hạn chế tình trạng này, chẳng hạn như dùng mỹ phẩm để che đi vết rối loạn sắc tố hoặc dùng các loại thuốc có chứa corticosteroid hay trị liệu ánh sáng cũng có thể giúp che bớt đi những mảng màu trắng khác biệt đó;
  • Bạch tạng: tình trạng này rất hiếm và thường xảy ra khi bạn mắc phải bệnh rối loạn do mất một loại enzym sản xuất melanin trong cơ thể. Kết quả là người bị bệnh bạch tạng có một loại gen bất thường khiến cho cơ thể không sản sinh ra sắc tố melanin. Người bị bệnh bạch tạng sẽ có tóc trắng, da trắng, hoặc mắt cũng trắng do sự thiếu hụt sắc tố. Cũng như bệnh bạch biến, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh bạch tạng. Do da không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên người bị bệnh bạch tạng luôn phải thoa kem chống nắng để ngăn ngừa những vấn đề về da và ung thư da. Người da trắng dễ bị mắc hội chứng này hơn so với các chủng tộc người khác;
  • Các rối loạn sắc tố khác: bao gồm vẩy phấn trắng, lang ben, mất sắc tố sau viêm, viêm da trên cơ địa dị ứng, bệnh vẩy nến, bệnh vẩy nến Guttate. Ngoài ra, kĩ thuật mài mòn da, mặt nạ hóa học hay trị liệu bằng steroid trong vết loét cũng khiến cho da mắc các rối loạn trên. Điều may mắn là những triệu chứng giảm sắc tố da này không phải là vĩnh viễn nhưng cũng cần khá nhiều thời gian để da có thể hồi phục lại tình trạng ban đầu. Bạn có thể dùng mỹ phẩm để che phủ những phần da bị rối loạn sắc tố trong lúc chờ cơ thể hồi phục lại lượng sắc tố bị mất.

Làm cách nào để phòng tránh bệnh mất sắc tố?

Cho dù tình trạng mất sắc tố của bạn là do di truyền, bạn vẫn có thể tránh được các rối loạn da phiền phức này bằng cách tuân theo những nguyên tắc sau:

  • Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ;
  • Bảo vệ làn da khi đang trong quá trình phục hồi. Triệu chứng giảm sắc tố da do rối loạn viêm da hay nhiễm trùng thường có thể tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng khi những rối loạn đã được chữa khỏi. Cho nên, bạn nên tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đừng cạy lớp vảy trên da và nhớ dùng thuốc mỡ để thúc đẩy quá trình tự hồi phục của da;
  • Cẩn thận khi lựa chọn những loại sản phẩm làm trắng da vì chúng có chứa những chất hóa học có hại như hydroquinone, thủy ngân và steroid có thể gây ra các rối loạn về da.

Giảm sắc tố da chắc chắn là một tình trạng không mấy dễ chịu đối với những người mắc phải. Tình trạng này có thể do các nguyên nhân cục bộ hoặc toàn thân. Thông thường, những rối loạn sắc tố da này đều có thể tự khỏi ngoại trừ bệnh bạch tạng.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hyperpigmentation, Hypopigmentation, and Your Skin. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/hyperpigmentation-hypopigmentation#2 Ngày truy cập 6/8/2016.

Skin Hypopigmentation and Hyperpigmentation Restore Treatment. http://www.healthhype.com/skin-hypopigmentation-and-hyperpigmentation-restore-treatment.html. Ngày truy cập 6/8/2016.

Common Pigmentation Disorders. http://www.aafp.org/afp/2009/0115/p109.html. Ngày truy cập 6/8/2016.

Post-inflammatory Hypopigmentation of Skin. http://patient.info/doctor/post-inflammatory-hypopigmentation-of-skin. Ngày truy cập 6/8/2016.

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Thanh Nhàn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Minh Châu


Bài viết liên quan

Xịt khoáng cho da dầu mụn có công dụng gì và nên chọn như thế nào?

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thanh Nhàn · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo