Các chuyên gia da liễu nhận định rằng bạch biến chỉ là một khiếm khuyết thẩm mỹ trên da, giới hạn ở một cá thể và không lây nhiễm. Có nhiều khả năng cho thấy bệnh bạch biến được di truyền dù rất khó dự đoán được xác suất mắc bệnh ở trẻ có bố hoặc mẹ bị bạch biến.

Bệnh bạch biến có chữa được không?
Khả năng điều trị bệnh bạch biến phụ thuộc vào mức độ các mảng da mất sắc tố nhiều đến mức nào. Nếu hơn 5–10% da trên cơ thể bị ảnh hưởng thì việc điều trị tại chỗ chưa chắc sẽ mang lại hiệu quả như mong muốn.
Cơ bản thì vẫn chưa có loại thuốc nào có thể loại bỏ hết các mảng da bạch biến đã xuất hiện trên da. Những cách chữa bệnh bạch biến hầu hết là ngăn chặn các mảng da mất sắc tố lan rộng, làm cho sự chênh lệch màu sắc giữa vùng da bị ảnh hưởng và vùng da thường khó được nhận thấy.
Những lựa chọn điều trị và hỗ trợ điều trị bạch biến bao gồm:
- Dùng thuốc bôi tại chỗ như corticoid, tacromilus
- Quang hóa trị liệu (sử dụng một số bước sóng nhất định của tia cực tím UVB hay UVA kết hợp với thuốc uống psoralen để kích thích sản xuất sắc tố)
- Sử dụng các mỹ phẩm để che giấu vùng da mất sắc tố
- Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời
- Giảm sắc tố vùng da bình thường để đồng nhất hóa màu da trong trường hợp bạch biến xuất hiện quá nhiều trên cơ thể
- Phẫu thuật ghép da từ vùng da bình thường cho những khu vực bị mất sắc tố
Điều gì làm tăng nguy cơ mắc phải bạch biến?
Nguyên nhân gây ra bạch biến vẫn chưa được biết đến. Một yếu tố rủi ro có thể liên quan đến bạch biến là người bệnh có các gene NLRP1 và PTPN22.
Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng bạch biến là một rối loạn tự miễn vì cơ thể đang tấn công chính tế bào của mình. Tuy nhiên, cơ chế của quá trình tấn công vào các tế bào sắc tố này vẫn chưa được biết đến. Khoảng 20% những người mắc bệnh bạch biến cũng tồn tại một rối loạn tự miễn khác. Tùy thuộc vào nơi ở, những rối loạn này có thể bao gồm:
- Xơ cứng bì, một rối loạn của các mô liên kết trong cơ thể
- Lupus
- Viêm tuyến giáp
- Bệnh vẩy nến
- Rụng tóc từng mảng hay hói đầu
- Đái tháo đường tuýp 1
- Thiếu máu ác tính , không có khả năng hấp thu vitamin B12
- Bệnh Addison
- Viêm khớp dạng thấp
Theo một số chuyên gia, bạch biến có thể xuất hiện sau khi:
- Bị cháy nắng hoặc có những vết cắt nghiêm trọng
- Tiếp xúc với độc tố và hóa chất
- Mức độ căng thẳng (stress) cao
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!