avatar

Tạo bài đăng của bạn

Hỏi bác sĩ miễn phí

Icon heart

Đăng bài chia sẻ

Bài đăng hot nhất

Người tiểu đường có ăn được bún không?Bún tươi là

Người bị bệnh tiểu đường có ăn được bún không?


Bún tươi là loại thực phẩm có hình dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo nên chứa một lượng lớn carbohydrate (chất bột đường) dễ làm tăng đường huyết sau ăn. Vậy, người tiểu đường có ăn được bún không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể ăn được bún với một lượng vừa phải, kết hợp với các loại thực phẩm lành mạnh khác.


Theo Viện dinh dưỡng TP.HCM, chỉ số đường huyết (GI) của bún là 51.2, thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số GI thấp. Thực phẩm có GI thấp sẽ ít ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng trong 100g bún tươi vẫn có chứa 25,2g carbohydrate nên bệnh nhân tiểu đường nên tính toán tổng lượng carb nạp vào hàng ngày và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết nên ăn bao nhiêu bún là phù hợp nhé!

Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiệ

... Xem thêm
Người tiểu đường có ăn được bún không?Bún tươi làNgười tiểu đường có ăn được bún không?Bún tươi là
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
11
1
3
Xem thêm bình luận
Người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không?Bơ

Người bị tiểu đường có được ăn bơ với sữa không?


Bơ ăn kèm với sữa là một món ăn hấp dẫn với vị thơm, béo, bùi nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đây lại là một món ăn chứa nhiều calo và chất béo nên nhiều người lo ngại không biết người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không? Câu trả lời là nên hạn chế bởi khi ăn quá nhiều bơ kết hợp với sữa đặc hay sữa nguyên kem sẽ gây dư thừa calo, tăng nguy cơ tăng cân (béo phì). Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.


Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ăn một quả bơ cỡ trung bình mỗi ngày mà không cần kết hợp với sữa. Bởi bơ vẫn là một “siêu thực phẩm” tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường nhờ chỉ số đường huyết thấp (GI = 15) không làm tăng đường huyết sau ăn. Đồng thời, bơ còn chứa nhiều dưỡng chất, giúp tăng độ nhạy của insulin, làm giảm đường huyết, chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện hoạt động củ

... Xem thêm
Người tiểu đường có được ăn bơ với sữa không?BơNgười tiểu đường có được ăn bơ với sữa không?Bơ
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
109
1
3
Xem thêm bình luận
Người tiểu đường ăn cháo trắng được không?Cháo trắng thực

Người bị bệnh tiểu đường ăn cháo trắng được không?


Cháo trắng thực chất là món ăn được nấu từ gạo trắng với một lượng nước lớn. Gạo trắng là loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, có thể làm tăng lượng đường trong máu và không được khuyến khích cho bệnh tiểu đường. Vậy còn cháo trắng thì sao, tiểu đường ăn cháo trắng được không? Câu trả lời là nên hạn chế bởi theo Viện dinh dưỡng TP.HCM, cháo nấu từ gạo có chỉ số đường huyết (GI) đến 78, thuộc nhóm thực phẩm có GI cao, sẽ làm mức đường huyết sau ăn tăng đột biến.


Thay vì dùng gạo trắng để nấu cháo, bệnh nhân tiểu đường có thể thay thế dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt khác để nấu cháo như gạo lứt, yến mạch, hạt kê,...Cháo yến mạch thô có GI = 55, cháo hạt kê có GI = 67, thuộc nhóm GI trung bình - thấp, được khuyến khích cho bệnh nhân tiểu đường.

Bữa sáng cho người tiể

... Xem thêm
Người tiểu đường ăn cháo trắng được không?Cháo trắng thựcNgười tiểu đường ăn cháo trắng được không?Cháo trắng thực
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
413
1
2
Xem thêm bình luận
Vải là một loại trái cây phổ biến với vị

Khi bị bệnh tiểu đường có ăn vải được không?


Vải là một loại trái cây phổ biến với vị ngọt đặc trưng nên nhiều người lo lắng không biết “Bệnh tiểu đường ăn vải được không?”. Câu trả lời tất nhiên là được. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn một phần trái cây chứa 15 gram đường tương đương 6 quả vải mỗi ngày.


Quả vải giàu chất xơ sẽ làm chậm quá trình hấp thu các dưỡng chất khác trong bữa ăn, hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, quả vải có chỉ số đường huyết (GI) là 57, thuộc nhóm GI trung bình. Khi ăn loại quả này, đường glucose sẽ được giải phóng chậm và ổn định, không khiến đường huyết tăng cao đột ngột. Tuy nhiên, tránh lạm dụng ăn quá nhiều vải mà nên kết hợp với một chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng.

Bữa sáng cho người tiểu đường: Chọn thực phẩm thân thiện với đường huyết

Vải là một loại trái cây phổ biến với vịVải là một loại trái cây phổ biến với vị
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
54
1
1
Bệnh tiểu đường ăn cherry được không?Cherry (hay anh đào)

Bệnh nhân mắc tiểu đường có ăn cherry được không?


Cherry (hay anh đào) là một loại trái cây khá quen thuộc, có vị chua ngọt hấp dẫn. Vậy, bệnh tiểu đường ăn cherry được không? Câu trả lời là hoàn toàn được bởi đây là một “siêu thực phẩm” rất tốt cho sức khỏe.


Cherry có chỉ số đường huyết GI là 63, thuộc nhóm thực phẩm GI trung bình. Cherry cũng chứa chất xơ từ vỏ, không làm tăng lượng đường trong máu. Điều này giúp cherry trở thành món ăn hoàn hảo cho những người bị tiểu đường.


Ngoài ra, cherry cũng mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như chống viêm, ngừa ung thư, tăng chất lượng giấc ngủ, làm dịu các cơ bắp bị đau, hạ huyết áp, giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim.


Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bạn nên thưởng thức cherry ở mức độ vừa phải, vì loại quả này vẫn có chứa một lượng carbohydrate nhất định.


... Xem thêm
Bệnh tiểu đường ăn cherry được không?Cherry (hay anh đào)Bệnh tiểu đường ăn cherry được không?Cherry (hay anh đào)
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
940
1
3
Xem thêm bình luận
Sau sinh khi nào đi kiểm tra tiểu đường

Sau sinh khi nào đi kiểm tra tiểu đường thai kỳ?

Bác sỹ cho em hỏi em bị tiểu đường thai kì, hiện tại đã sinh hơn 3 tháng thì đã nên đi kiểm tra lại chưa ạ? Nếu có thì nên làm những xét nghiệm gì để kiểm tra tình trạng tiểu đường đã hết hay chưa ạ? Em cám ơn!

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
216
10
14
Xem thêm bình luận
Người bị tiểu đường có ăn được củ đậu không?

Người bị tiểu đường có ăn được củ đậu không? Theo một số nghiên cứu trên chuột cho thấy, củ đậu mang lại nhiều lợi ích đối với bệnh tiểu đường như giúp tăng độ nhạy cảm của insulin, điều chỉnh lượng đường trong gan và ngăn ngừa tăng đường huyết sau ăn. Vì vậy, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn củ đậu nhưng sẽ cần kiểm soát lượng tiêu thụ vì trong loại củ này vẫn chứa một lượng đáng kể carbohydrate. Theo khuyến cáo, người bệnh tiểu đường mỗi lần chỉ nên ăn 1 củ đậu trung bình, khoảng 200g.


Bị tiểu đường nên ăn gì

Người bị tiểu đường có ăn được củ đậu không?Người bị tiểu đường có ăn được củ đậu không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
9
3
4
Xem thêm bình luận
Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua Vinamilk được không?

"Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua Vinamilk được không?" luôn là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm. Với vô vàn lợi ích sức khỏe, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung sữa chua, kể cả sữa chua Vinamilk như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.


Để hạn chế tăng cân cũng như tăng lượng đường trong máu, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các dòng sữa chua Vinamilk ít đường hoặc không đường. Ngoài ra, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 1/3 - 1/2 hộp mỗi ngày mà thôi.


Nguoi benh tieu duong nen an gi

Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua Vinamilk được không?Người bệnh tiểu đường ăn sữa chua Vinamilk được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
528
Người bệnh tiểu đường ăn ổi được không?

Ổi được xếp vào nhóm trái cây có chỉ số đường huyết (GI) tương đối thấp, chỉ vào khoảng 12 - 24. Điều này có nghĩa là lượng đường trong ổi sẽ được giải phóng vào máu rất chậm và không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Ngoài ra, lượng đường trong 100g ổi cũng không quá cao, chỉ rơi vào khoảng 8,92g.


Nhờ những đặc tính này, câu trả lời cho câu hỏi "Người bệnh tiểu đường ăn ổi được không?" thì là hoàn toàn được. Không những thế, một số nghiên cứu còn cho thấy, việc ăn ổi có khả năng làm hạ đường huyết, từ đó giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Người bệnh tiểu đường ăn ổi được không?Người bệnh tiểu đường ăn ổi được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
Người tiểu đường uống yakult được không? Lợi ích

Người tiểu đường luôn phải cẩn trọng với chế độ ăn uống của mình, bởi vì những thay đổi trong khẩu phần có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Yakult, một loại sữa chua lên men chứa lợi khuẩn Lactobacillus casei Shirota, được nhiều người quan tâm đến việc liệu có an toàn và lợi ích gì cho người bệnh tiểu đường hay không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về việc người tiểu đường có thể uống Yakult được không, những lưu ý khi sử dụng, cũng như các lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của việc này.


Yakult có phù hợp với người tiểu đường không?


Đặc tính của Yakult


Yakult là một loại sữa chua uống lên men, chứa lợi khuẩn Lactobacillus casei Shirota. Nó có chỉ số glycemic (GI) thấp, có nghĩa là Yakult không gây tăng đột ngột lượng đường trong máu. Điều này khiến Yakult trở nên phù hợp với những người bị tiểu đường, vì họ cần kiểm soát chặt chẽ mức độ dao động của đường huyết.

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
688
1
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Tiểu đường để chia sẻ câu chuyện của bản thân, truyền kinh nghiệm sống khỏe mạnh cùng bệnh Tiểu đường... Xem thêm
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!