Sức khoẻ tinh thần và lời khuyên
Chào mng, hiện tại gia đình em đang gặp vấn đề này. Mấy tháng trước, mẹ em có sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng V* để đóng tiền học phí cho em. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì khi số nợ tăng dần khá cao và lên đến cỡ 60tr, đây là một số tiền lớn đối với nhà em. Mẹ em thấy số nợ tăng quá cao trong thời gian ngắn như vậy thì có lên ngân hàng giải quyết và nói chuyện, mẹ muốn ngân hàng sao kê những khoản tiền mà gồm trong 60tr đó và lãi suất ntn vì khi mẹ vay tín dụng thì lãi k cao nv. Tuy nhiên ngân hàng này k những k chấp nhận mà còn thuê giang hồ tới nhà em quấy phá, la lối om sòm, gia đình em có gọi công an xuống và công an cũng đã cảnh báo họ. Nhưng gia đình em vẫn đang trả góp đúng số nợ cho ngân hàng và k hề có ý định quỵt tiền. Mẹ em cũng đề ra cách giải quyết đó chính là ngân hàng cứ thưa kiện mẹ em ra toà. Nhưng ngân hàng này lại 1 lần nữa k đồng ý và tiếp tục mời người gởi giấy tới nhà em, và chuyện sau khi gởi giấy mọi ng cũng biết là gì. Hiện tại gia đình em rất mệt mỏi, muốn kiện ngân hàng ra toà cũng khó bởi vì nhà em kh có tiền thuê luật sư. Em sợ sắp tới giang hồ lại đến nhà và quấy phá nhà em tiếp. Em chỉ mong mng giúp em tìm cách giải quyết, nếu có g k đúng mong mng đừng chửi gia đình em.
mức vay này là vay tín chấp (tức vay mà không cần tài sản). Vay tín chấp sử dụng lòng tin để cho vay thì trong trường hợp này nếu gia đình không thể trả sẽ bị coi là nợ xấu (khó khăn hơn trong việc vay mượn sau này). Ngược lại bên công ty tài chính (tức công ty con của ngân hàng) đã đồng ý cho vay dạng này thì phải chấp nhận rủi ro là có trường hợp mất tiền. Việc nó thuê giang hồ thì không có đâu này là giang hồ mõm á (thực chất là nhân viên của công ty tài chính tụi nó cả).
Trước hết, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý. Mặc dù khó khăn về tài chính, bạn có thể liên hệ các trung tâm tư vấn pháp luật miễn phí hoặc các văn phòng luật sư có chính sách hỗ trợ người nghèo. Họ có thể tư vấn và giúp bạn soạn thảo đơn khiếu nại gửi lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền, ví dụ như Ngân hàng Nhà nước hoặc các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng. Về mặt sức khỏe tinh thần, việc mẹ bạn bị căng thẳng, lo lắng là điều dễ hiểu. Bạn nên khuyến khích mẹ chia sẻ những lo lắng này với người thân, bạn bè hoặc tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ. Các dấu hiệu như đau đầu, dễ nóng giận, khó ngủ, giảm khả năng tập trung có thể là biểu hiện của trầm cảm do áp lực nợ nần. Ngoài ra, bạn và gia đình nên xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, bao gồm ăn uống dinh dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng và ngủ đủ giấc. Tránh xa các chất kích thích như caffeine, rượu, nicotine. Trong tình hình hiện tại, việc đảm bảo an toàn cho gia đình là ưu tiên hàng đầu. Bạn nên trình báo sự việc lên cơ quan công an địa phương để được bảo vệ và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu có hành vi quấy rối, đe dọa từ phía ngân hàng hoặc các đối tượng liên quan. Cuối cùng, hãy kiên trì và tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của gia đình. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng và các tổ chức xã hội.
Chuyên mục liên quan