🔥 Bài đăng hot nhất

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì và dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin hơn về căn bệnh này.

1. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có tên gọi khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức và được viết tắt là OCD, đây là một bệnh lý thần kinh liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Đây là một chứng bệnh tâm lý và phổ biến dưới nhiều nhiều dạng khác nhau.

Người bệnh mắc chứng OCD thường có những hành vi, suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa để giảm bớt căng thẳng hay lo âu. Về lâu dài, OCD sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cũng như mọi người xung quanh.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu y khoa nào chỉ ra chính xác nguyên nhân hình thành bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tuy nhiên, những yếu tố sau có thể tăng khả năng hình thành căn bệnh này:

  • Sự thay đổi của não hoặc cơ thể, sự thiếu hụt Serotonin trong não bộ; trẻ em bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết beta, liên cầu nhpms A dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác.
  • Thực hiện hành vi nào đó trong thời gian dài và hình thành thói quen.
  • Tiền sử gia đình có người mắc các rối loạn này.
  • Căng thẳng, stress trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người nhạy cảm.
  • Phụ nữ mang thai hoặc vừa sinh con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

2. Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Nhận biết sớm triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế giúp điều trị sớm và hiệu quả hơn, hạn chế ảnh hưởng tới hành vi, công việc và học tập. Có nhiều dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế với triệu chứng tương ứng với các loại ám ảnh và hành vi cưỡng chế khác nhau. Đặc điểm chung là nó xuất hiện với tần suất dày mà không phải do sử dụng chất kích thích hay bệnh lý khác.

2.1. Ám ảnh cưỡng chế thường gặp

  • Nỗi sợ khi bản thân sẽ làm hại người khác hoặc làm điều gì đó đáng xấu hổ.
  • Quan tâm quá mức đến một vấn đề nào đó, có thể là vi khuẩn, chất bẩn, điều sai trái nào đó hay chất thải của cơ thể.
  • Cảm thấy có trách nhiệm với những điều tồi tệ hoặc sai trái có thể không liên quan đến bản thân.
  • Suy nghĩ không mong muốn như nhìn thấy hình ảnh đồi trụy, bạo lực.
  • Lo lắng quá mức về căn bệnh, môi trường, chất gây ô nhiễm,…

2.2. Hành vi cưỡng chế thường gặp

Ám ảnh cưỡng chế sẽ gây ra hành vi cưỡng chế tương ứng, thường gặp như:

  • Rửa tay, tắm rửa, lau dọn vệ sinh vật dụng quá mức vì sợ nhiễm trùng.
  • Sắp xếp giày dép, quần áo, chén đĩa theo thứ tự nhất định mới hết cảm giác lo âu, thôi thúc.
  • Thức dậy vào ban đêm nhiều lần để kiểm tra đã khóa cửa, đóng cửa sổ, tắt thiết bị,… hay chưa.

Điểm chung của những hành vi cưỡng chế này là chúng xuất hiện khiến người bệnh không thể kiểm soát, bắt buộc phải làm nếu không sẽ day dứt không thể làm gì khác. Khi hành vi cưỡng chế xảy ra liên tục, chiếm phần lớn thời gian, người bệnh sẽ không thể tập trung làm việc, học tập hay thực hiện việc có ích hơn.

3. Có cần điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế không?

Dưới đây là các biện pháp điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế:

3.1. Điều trị bằng thuốc

Với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc tâm thần để kiểm soát thôi thúc tinh thần liên quan đến sự ám ảnh và hành vi cưỡng chế.

Tùy theo tình trạng bệnh, một số thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần có thể được chỉ định và theo dõi trong quá trình điều trị bao gồm: Sertraline, Fluvoxamine, Clomipramine, Paroxetine,…

3.2. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Các chuyên gia cho biết, rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng như các bệnh thần kinh khác thường hình thành do lối tư duy tiêu cực, sai lệch hoặc chấn động tâm lý xảy ra trong thời gian dài. Vì thế, liệu pháp tâm lý để thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực này sẽ có hiệu quả trong điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Quá trình điều trị này cần đến sự hướng dẫn và hỗ trợ của bác sĩ tâm lý. Bản thân người bệnh sẽ được hướng dẫn để hình thành thói quen khác so với ám ảnh cưỡng chế, khi đó không còn suy nghĩ thôi thúc và hành động bất thường xảy ra.

3.3. Kiểm soát rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng hành vi tích cực

Bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể áp dụng một số thói quen sinh hoạt và điều trị lành mạnh dưới đây để hạn chế bệnh:

  • Dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn, đúng liều lượng và hết liệu trình: Thuốc điều trị tâm lý nói chung có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định, hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này và tuân thủ hướng dẫn điều trị. Việc ngưng dùng thuốc quá sớm khi triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế giảm sẽ khiến bệnh quay trở lại.
  • Tập thể dục: Tập thể dục không chỉ giúp tạo ra năng lượng tích cực mà còn thay đổi tập trung vào suy nghĩ ám ảnh cưỡng chế sang việc khác. Từ đó, bạn có thể kiểm soát tốt hơn chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Nhìn chung, điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần thời gian dài, tuân thủ điều trị và hợp tác tích cực từ phía người bệnh. Để phòng ngừa bệnh, suy nghĩ và lối sống lành mạnh từ nhỏ là điều quan trọng để trẻ phát triển tinh thần tốt hơn song song với phát triển thể chất.

Hi vọng với những kiến thức vừa chia sẻ bạn đã hiểu thêm về chứng rối loạn cưỡng chế là gì. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn.


(Medlatec)

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
3
4

4 bình luận

Bài viết hay và hữu ích lắm

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Những chia sẻ rất hữu ích

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!