Góc thắc mắc (mặt tối của tâm lý học?)
Tôi có một thắc mắc và thực sự muốn chuyên gia cùng tôi phân tích về vấn đề này.
Tôi thấy rằng hầu hết những người bị trầm cảm thường có một gia đình không hề hạnh phúc (gia đình của những kẻ ái kỷ).
Ai cũng biết và bác sĩ nào cũng sẽ điều trị cho người bị trầm cảm. Tuy nhiên gốc rễ của vấn đề lại nằm ở các thành viên gia đình. Người ái kỷ sẽ gây ra tổn thương sâu sắc cho con mồi bị thao túng (con mồi là những người gần gũi họ nhất) và ở trường hợp là cha mẹ họ sẽ truyền lại sự ái kỷ này (truyền lại trong sự tổn thương của con cái chính vì vậy nạn nhân của ái kỷ chính là ái kỷ) hoặc làm tổn thương sâu sắc tinh thần cho con cái họ (gây ra trầm cảm).
Người ái kỷ thường mang vẻ ngoài thân thiện đến bất ngờ (nhưng lại không có nổi một người bạn thân) nên có thể nhiều người hoặc các chuyên gia cũng khó có thể xác định được rằng chính họ là người cần được điều trị. Ngoài ra ái kỷ sẽ không bao giờ nhận trách nhiệm mà liên tục đổ lỗi trừ khi nếm trả một sự bỏ rơi "tàn khốc" (nơi mà sân khấu của kẻ ái kỷ bị dập tắt). Vậy liệu đây có phải là vòng luẩn quẩn không thể tìm ra câu trả lời cho việc điều trị rối loạn trầm cảm? Phải chăng một con người bình thường đang bị gán mác là rối loạn tâm lý?
Liệu y học tâm lý ngày nay đang là bước tiến lùi hay đang cố gắng khám phá ra những điều mà phật giáo nguyên thủy đã nói từ 2500 trước?
Việc điều trị bệnh luôn cần có sự đồng hành của gia đình và người thân, đó là điều bắt buộc, người bị trầm cảm là do họ gặp vấn đề trong cuộc sống nên mới gây ra, giải tỏa được skhucs mắc đó trong tinh thần thì họ sẽ tốt hơn, chuyên gia hay bác sĩ chỉ là người tìm hiểu bệnh và đưa ra phương pháp điều trị mói thứ vẫn phải phụ thuộc vào gia đình và chính bệnh nhân