🔥 Bài đăng hot nhất

Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Cảm Xúc Tiêu Cực: Nguyên Nhân, Biểu Hiệu & Cách Kiểm Soát”

✌️ Ú oà!! Cả nhà ới ơi, chương trình giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia lại lên sóng trên cộng đồng Sức khoẻ tinh thần rồi đây! Admin đang rất háo hức muốn được giới thiệu khách mời đặc biệt mà cũng thân quen của chúng ta lần này nha. Cả nhà có đoán được ai chưa?


Đó là Bác sĩ Nguyễn Như Thanh Trâm (Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TPHCM) nè. Cùng Admin chào đón bác sĩ đến với chuyên đề “Cảm Xúc Tiêu Cực: Nguyên Nhân, Biểu Hiệu & Cách Kiểm Soát“ cả nhà ơiiii!


Thời gian vừa qua Admin nhận được rất nhiều tâm sự của mọi người về các vấn đề trong cuộc sống dẫn đến nhiều cảm xúc tiêu cực làm tiêu hao năng lượng và khiến bạn không thể tập trung vào công việc. Chính vì vậy, Admin đã mời BS. Thanh Trâm đến để giải đáp tất cả thắc mắc của cả nhà liên quan đến cách nhận biết và kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong chương trình hôm nay nhé ạ.


👉 Cả nhà còn chờ chi mà chưa đặt câu hỏi ngay cho chuyên gia của chúng ta nào


Cách thức gửi câu hỏi:


Bước 1: Đăng nhập tài khoản Hello Bacsi TẠI ĐÂY

Bước 2: Đặt câu hỏi theo chuyên đề bên dưới phần bình luận của bài đăng này


👉 Thời gian đặt câu hỏi: từ ngày 15 - 24/11/2022


Chuyên gia sẽ trực tiếp trả lời các câu hỏi của các bạn từ ngày 25/11/2022.


Nhanh tay gửi câu hỏi của bạn đến chương trình và chia sẻ thông tin chương trình đến bạn bè, người thân để lan tỏa những thông tin bổ ích giúp kiểm soát đúng cảm xúc tiêu cực cả nhà nha!


Chúc cả nhà luôn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống nhé ♥️

Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Cảm Xúc Tiêu Cực: Nguyên Nhân, Biểu Hiệu & Cách Kiểm Soát” Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Cảm Xúc Tiêu Cực: Nguyên Nhân, Biểu Hiệu & Cách Kiểm Soát” 
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
334
18
20

20 bình luận

bác sĩ cho em hỏi e có hút thuốc 2 năm và bây giờ mỗi lần gồng cơ ngực là bị đau ngực cho e hỏi là bị làm sao ạ

1 tháng trước
Thích
Trả lời

chào bác sĩ. năm nay em 22 tuổi và đang stress, luôn cảm thấy mình kém cỏi, tự ti, không thích kết bạn, không thích giao tiếp, lúc nào cũng lủi thủi 1 mình, em có đọc đc các dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm của bác sĩ liệt kê bên dưới.

1. Khí sắc trầm( ví dụ như cảm thấy buồn, trống rỗng, tuyệt vọng) kéo dài cả ngày và hầu như mỗi ngày, được xác nhận bới chính bản thân hoặc người xung quanh.

2. Sụt giảm đáng kể trong sở thích hoặc các thú vui thường ngày, kéo dài hầu như mỗi ngày.

3. Sụt cân đáng kể mà không có chủ ý ( khoảng 5% cân nặng trong vòng 1 tháng ) hoặc tăng cân hoặc thay đổi khẩu vị, có thể ăn không ngon miệng hoặc ăn ngon miệng hơn so với trước đó.

4.Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn .

5. Chậm chạp tâm thần, vận động , cụ thể là suy nghĩ chậm chạp hơn hoặc cảm thấy kích động, bứt rứt

6. Cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng kéo dài cả ngày.

7. Cảm giác bản thân không có giá trị, hoặc cảm thấy tội lỗi quá mức hoặc không phù hợp ( thường xuyên suy ngẫm về lỗi lầm đã mắc trong quá khứ, tự cho mình là gánh nặng, ảnh hưởng mọi người ).

8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung( hay quên) hoặc ra quyết định, hầu như mỗi ngày.

9. Tái diễn những suy nghĩ về cái chết, hoặc ý tưởng tự sát.

em tự thấy mình có các biểu hiện 1,3,5,6,7,8, và thỉnh thoảng nghĩ thoáng qua về số 9. em nên làm gì để thoát khỏi tình trạng này ạ? mong bác sĩ giúp em ạ.



e

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn hello bác sĩ và bs Trâm nhiều ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
1

ngày mới chúc mọi ng nhiều năng lượng tích cực và niềm vui nhah

2 năm trước
Thích
Trả lời
1

em rất thích đọc các tư vấn của bác, rất hữu ích và tâm lý. cảm ơn bác nhiều ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
1

Xin chào bác sĩ, hôm nay là 1 ngày tồi tệ với tôi khi đầu tôi lại nảy ra ý nghĩ xấu xa đó. Tôi bắt đầu chửi rủa để nguôi ngoài cơn tức giận và cũng muốn xoá đi suy nghĩ kia. Bây giờ tôi hối hận và tội lỗi lắm. Xin bác sĩ hãy giúp tôi với!!!!! Hãy cho tôi biết tôi nên làm thế nào để không gặp phải trường hợp như vậy nữa.

2 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Minh Khang

Chào bạn, bác sĩ hiểu có vẻ bạn đang rất bối rối, hối hận và cảm thấy tội lỗi về những hành động lúc không kiểm soát được của mình. Những hành động của bạn lúc không kiểm soát được cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ của bạn. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn chưa nắm rõ ý nghĩ xấu xa đó là gì và những điều gì đã làm cho bạn có cảm giác khó chịu, bùng nổ như vậy. Do đó bác sĩ khó có thể đưa ra lời khuyên cho bạn được. Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp cần có sự thăm khám, đánh giá kỹ lưỡng của một bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ khuyên bạn nên sớm đi khám chuyên khoa Tâm thần kinh để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Việc điều trị sớm giúp hạn chế những hậu quả đáng tiếc do các triệu chứng bệnh gây ra đồng thời cũng giúp đáp ứng thuốc tốt hơn và hạn chế các ảnh hưởng xấu của bệnh lên não bộ, giúp bạn có thể phục hồi tốt nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé!

Chúc bạn sớm khỏe và tìm lại được cân bằng trong cuộc sống,

BS. Nguyễn Như Thanh Trâm (Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TPHCM)

2 năm trước
Thích
Trả lời

Có xu hướng tự tử, tự ti, luôn dằn vặt sai lầm trong quá khứ, chán nản, dễ buồn, cảm xúc thay đổi thất thường, luôn mệt mỏi, thèm ngủ có phải đã mắc bệnh trầm cảm không ạ?

2 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Lâm Gia Hân

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi về chương trình. Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt giữa bệnh trầm cảm và một giai đoạn trầm cảm. Một giai đoạn trầm cảm, theo DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 5 - Cẩm nang chẩn đoán và thống kê Rối loạn tâm thần) được định nghĩa là khi có một khoảng thời gian kéo dài liên tục, ít nhất là 2 tuần, và biểu hiện sự thay đổi/ sụt giảm rõ rệt về mặt chức năng so với trước đó, và kèm theo 5 trên 9 biểu hiện sau, trong đó triệu chứng thứ nhất hoặc thứ hai bắt buộc phải hiện diện:

1. Khí sắc trầm( ví dụ như cảm thấy buồn, trống rỗng, tuyệt vọng) kéo dài cả ngày và hầu như mỗi ngày, được xác nhận bới chính bản thân hoặc người xung quanh.

2. Sụt giảm đáng kể trong sở thích hoặc các thú vui thường ngày, kéo dài hầu như mỗi ngày.

3. Sụt cân đáng kể mà không có chủ ý ( khoảng 5% cân nặng trong vòng 1 tháng ) hoặc tăng cân hoặc thay đổi khẩu vị, có thể ăn không ngon miệng hoặc ăn ngon miệng hơn so với trước đó.

4.Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn .

5. Chậm chạp tâm thần, vận động , cụ thể là suy nghĩ chậm chạp hơn hoặc cảm thấy kích động, bứt rứt

6. Cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng kéo dài cả ngày.

7. Cảm giác bản thân không có giá trị, hoặc cảm thấy tội lỗi quá mức hoặc không phù hợp ( thường xuyên suy ngẫm về lỗi lầm đã mắc trong quá khứ, tự cho mình là gánh nặng, ảnh hưởng mọi người ).

8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung( hay quên) hoặc ra quyết định, hầu như mỗi ngày.

9. Tái diễn những suy nghĩ về cái chết, hoặc ý tưởng tự sát , không có kế hoạch hoặc có kế hoạch cụ thể.

Khi bạn có 5 trên 9 triệu chứng kể trên, trong đó ít nhất có tiêu chuẩn 1 hoặc 2, kéo dài trên 2 tuần, tức là bạn đang trong một giai đoạn trầm cảm. Nói về bệnh trầm cảm-hay Rối loạn trầm cảm chủ yếu, là khi người bệnh chỉ trải nghiệm một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm duy nhất. Phân biệt với Rối loạn lưỡng cực, đây cũng là một bệnh lý thuộc về sức khoẻ tâm thần, người mắc bệnh này cũng sẽ có những giai đoạn trầm cảm, nhưng khác với Trầm cảm chủ yếu, người bệnh Rối loạn lưỡng cực còn trải qua những giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Giai đoạn hưng cảm và hưng cảm nhẹ gần như sẽ trái ngược với giai đoạn trầm cảm, người bệnh sẽ cảm thấy hưng phấn, gia tăng hành vi, gia tăng tốc độ suy nghĩ, và vì đây là giai đoạn vui vẻ nên ít người để ý đến. Rối loạn trầm cảm chủ yếu và Rối loạn lưỡng cực là 2 bệnh khác nhau, vấn đề điều trị và tiên lượng bệnh cũng hoàn toàn khác. Quay lại với các triệu chứng mà bạn liệt kê, rất có thể bạn đã hoặc đang trải qua một giai đoạn trầm cảm, nhưng để kết luận chính xác về tình trạng của bạn, cần phải hỏi thêm và thăm khám kĩ lưỡng mới có thể đưa ra chính xác chẩn đoán. Bạn nên tìm đến các trung tâm tư vấn sức khoẻ tâm thần, hoặc những phòng khám uy tín để được hỗ trợ kịp thời nhé.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé!

Chúc bạn sớm khỏe và tìm lại được cân bằng trong cuộc sống,

BS. Nguyễn Như Thanh Trâm (Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TPHCM)

2 năm trước
Thích
Trả lời

mong chờ chia sẻ của bác sĩ ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
1

cám ơn chương trình dành cho mn

2 năm trước
Thích
Trả lời
1

Chào bác sĩ.

Em gái mình 15tuổi thường xuyên nút cho bầm cánh tay, lâu lâu cắn tay khi bị la mắng. Do ảnh hưởng từ Facebook, dù tâm lý vẫn ổn định nhưng kiểu muốn cố gắng thể hiện như bị stress trầm cảm rồi đăng Facebook thì phải làm sao ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Ngô Thị Mỹ Lệ

Chào bạn, trường hợp của em gái bạn, hiện đang trong độ tuổi phát triển, trong giai đoạn này, tâm-sinh lý của bé sẽ bị ảnh hưởng và tác tác động đến từ rất nhiều yếu tố, bao gồm sự thay đổi về hormon, môi trường học đường và sự quan tâm chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình. Việc em gái của bạn có những hành động như cắn tay, tự tạo nên những vết thương rồi đăng lên mạng xã hội, những hành vi này đều nhằm mục đích gây ấn tượng, thu hút lượng lớn người quan tâm. Có thể em gái bạn đang thực sự gặp phải vấn đề và không thể chia sẻ vấn đề đó với người thân trong gia đình, hoặc cũng có thể đây là hành động bộc phát của một nhóm học sinh chơi chung, chỉ đơn giản nhằm thu hút sự chú ý và thể hiện cá tính, sự nổi loạn ở lứa tuổi này. Trong tình huống của bạn, việc lo lắng là hoàn toàn phù hợp, bạn có thể ngồi lại và trao đổi thẳng thắn với em gái của mình, liệu rằng bé đang thật sự gặp vấn đề và không thể kết nối với các thành viên trong gia đình, việc tìm đến một nhà trị liệu tâm lý sẽ là lựa chọn phù hợp.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé!

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

BS. Nguyễn Như Thanh Trâm (Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TPHCM)

2 năm trước
Thích
Trả lời
Xem thêm 4 bình luận
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!