🔥 Bài đăng hot nhất

Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Bệnh tiểu đường - Các biến chứng thường gặp và cách chăm sóc”

🔔 Alo Alo cả nhà thương yêu ơi, Admin có một tin nóng hổi muốn chia sẻ với cả nhà đây! Đó là hôm nay Admin đã mời được Thạc Sĩ - Dược Sĩ - Giảng Viên Lê Thị Mai (Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành) đến để chia sẻ với cả nhà trong chương trình Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Bệnh tiểu đường - Các biến chứng thường gặp và cách chăm sóc” nữa nè!


Admin hiểu rõ những âu lo của các thành viên Cộng đồng Tiểu đường khi tình trạng đường huyết không ổn định dẫn đến nhiều biến chứng khác. Điều này có thể khiến người bệnh phải thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày. Vậy để người bệnh tiểu đường vẫn tận hưởng trọn vẹn niềm vui sống, cả nhà đã biết rõ các biến chứng tiểu đường thường gặp và cách chăm sóc phù hợp chưa? Tất cả sẽ được ThS.DS.GV. Lê Thị Mai giải đáp trong chương trình Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia lần này đó nha.


👉 Cả nhà còn chờ chi mà chưa đặt câu hỏi ngay cho chuyên gia của chúng ta nào


Cách thức gửi câu hỏi:


Bước 1: Đăng nhập tài khoản Hello Bacsi TẠI ĐÂY

Bước 2: Đặt câu hỏi của bạn bên dưới phần bình luận của bài đăng này


👉 Thời gian đặt câu hỏi: từ ngày 06 - 16/10/2022


Chuyên gia sẽ trực tiếp trả lời các câu hỏi của các bạn từ ngày 17/10/2022.


Nhanh tay gửi câu hỏi của bạn đến chương trình và chia sẻ thông tin chương trình đến bạn bè, người thân để lan tỏa những thông tin bổ ích giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát hiệu quả các biến chứng cả nhà nha!


Chúc cả nhà thật nhiều sức khoẻ và luôn chủ động nâng cao chất lượng cuộc sống nhé ♥️

Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Bệnh tiểu đường - Các biến chứng thường gặp và cách chăm sóc”Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Bệnh tiểu đường - Các biến chứng thường gặp và cách chăm sóc”
31
12k
41 Bình luận

41 bình luận

Bác ơi, bị tiểu đường khoảng bao nhiêu phẩy là biến chứng ạ? em sợ quá vì mấy tháng nay em ăn thả ga quá không đo đạc gì cả huhu

1 năm trước
Thích
Trả lời
2
@ThS. DS. GV Lê Thị Mai

dạ vậy trộm vía may quá để em chỉnh đốn lại ạ 🥺

1 năm trước
Thích
Trả lời
@Loan Nguyễn

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Hello Bacsi. Việc thường xuyên không kiểm soát các chỉ số, chế độ ăn không lành mạnh thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng không mong muốn của bệnh tiểu đường. Việc có biến chứng hay không sẽ còn tùy vào mức độ tổn hại của mạch máu và cơ quan cũng như độ tuổi và bệnh lý kèm theo. Nếu hiện tại các triệu chứng trên các cơ quan vẫn chưa biểu hiện gì thì bạn nên không quá lo lắng mà nên tiến hành tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra bạn nhé.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ - ThS.DS.GV Lê Thị Mai (Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành)

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào cả nhà mẹ ck mình bị tiểu đường (cả huyết áp cao nữa) hiện biến chứng sang gout thì nên ăn uống như thế nào cho hợp lý ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@ThS. DS. GV Lê Thị Mai

hix nhiều thứ cần phải ko ăn quá, phải cẩn thận mới dc, cám ơn bs

1 năm trước
Thích
Trả lời
@mẹ Bắp Cải

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Hello Bacsi. Đối với khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường thường bạn sẽ hạn chế hấp thu các dạng tinh bột có chỉ số đường huyết cao, tăng cường trái cây và rau xanh đồng thời chia nhiều bữa chính thành các bữa phụ để giảm hấp thu lượng đường quá lớn trong một lần dùng bữa. Đối với bệnh gout khẩu phần ăn nên tránh các loại Thịt đỏ (bò, heo, dê…), nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…),Thịt gà tây, thịt ngỗng, Hải sản, Rượu, bia, đồ uống có đường, Các loại thịt chế biến sẵn, Các loại rau có hàm lượng purin cao…

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ - ThS.DS.GV Lê Thị Mai (Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành)

1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Bác Mai cho cháu hỏi chút 24 tuổi bị đái tháo đường 7 ngày xuống 14 cân kèm một số biến chứng liệu có khỏi hẳn được k ạ nếu ngừng thuốc thì có bị nag hơn k ạ ( tuýt 2) cháu cảm ơn ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Ánh Ngọc

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Hello Bacsi. Bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính và sẽ đồng hành với bệnh nhân đến cuối đời, nên việc khỏi hẳn là không thể. Bạn chỉ có thể kiểm soát đường huyết và thay đổi lối sống để giúp ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn và tăng chất lượng cuộc sống bạn nha.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ - ThS.DS.GV Lê Thị Mai (Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành)

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mọi người có ai bệnh trên 10 năm mà chưa bị biến chứng thì nói cho mình có nhiều động lực phấn đấu để vượt qua căn bệnh này ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời
2
@Chí Kiên

Bạn bị bao nhiêu năm rồi, cố gắng kiểm soát đường huyết ổn định sẽ không sao đâu, chúc bạn khỏe.

1 năm trước
Thích
Trả lời

ông em 65 tuổi, bị tiểu đường tuýp 2, ông rất hay bị hạ đường huyết tay chân bủn rủn, chóng mặt, đói cồn cào, tim đập nhanh... vậy có cách nào hạn chế tình trạng này ko thưa bs

1 năm trước
Thích
Trả lời
2
@Loan Phạm

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Hello Bacsi. Việc hạ đường huyết ở các bệnh nhân tiểu đường là biến chứng cấp tính của của bệnh, để xử lý khi các bệnh nhân có các biến chứng cấp tính này bạn nên nhanh chóng cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường hấp thu nhanh (thường là kẹo, hoặc bánh quy ngọt). Ông bạn nến xem lại chế độ tập luyện, thói quen ăn uống và tuân thủ điều trị để giảm các biến chứng. Việc theo dõi sức khỏe định kỳ cũng giúp các bác sĩ xác định được tính trạng bệnh của ông bạn đang ở giai đoạn nào bạn nha.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ - ThS.DS.GV Lê Thị Mai (Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành)

1 năm trước
Thích
Trả lời

dạ chị cho em hỏi ,đối với người bị tiểu đường thì có phải ai cũng đều bị biến chứng bàn chân tiểu đường phải không ạ ,mấy ngày nay nghe nhiều người bị cắt chi em sợ quá ,ko biết có cách phòng ngừa được không ạ? Ck em năm nay 34t vừa phát hiện tiểu đường type 2 ạ 😭

1 năm trước
Thích
Trả lời
2
@Kim Ngân

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Hello Bacsi. Ở một số bệnh nhân không tuần thủ việc điều trị và thay đổi lối sông dẫn đến các biến chứng về bệnh tiểu đường trong đó có biến chứng về nhiễm trùng bàn chân thường hay gặp, tuy nhiên không phải 100% bệnh nhân có biến chứng sẽ dẫn đến biến chứng này mặc dầu tỉ lệ này cũng tương đối phổ biến. Để đề phòng các biến chứng, bệnh nhân nên tuấn thủ kiểm soát tốt các chỉ số, thay đổi lối sống và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện các dấu hiện biến chứng sớm bạn nha.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ - ThS.DS.GV Lê Thị Mai (Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành)

1 năm trước
Thích
Trả lời

ct này có livestream ko vậy

1 năm trước
Thích
Trả lời
2
@Phạm Phương Uyên

Chào bạn, chương trình giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia lần này không có livestream mà Chuyên gia sẽ trực tiếp trả lời các câu hỏi của các bạn tại bình luận từ ngày 17/10/2022 nhé.


1 năm trước
Thích
Trả lời

tiểu đường nguy hiểm lắm cho nên tốt nhất là chúng ta phải để ý đến chế độ ăn từ khi còn trẻ để phòng tránh bệnh sớm, chứ khi đã bị thì hầu như đều sẽ dẫn đến biến chứng

1 năm trước
Thích
Trả lời
3
@Tini Mommy

Giờ quá trời người bị tiểu đường luôn, cũng thấy lo ghê, chắc phải định kỳ kiểm tra đường huyết thôi

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bố em đang bị tê bì chân tay do biến chứng tiểu đường. Ngoài thể dục nhẹ nhàng và chế độ ăn còn phương pháp nào làm giảm triệu trứng ko ạ ?

1 năm trước
Thích
Trả lời
2
@LinhPhan

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Hello Bacsi. Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh đái tháo đường với tỷ lệ mắc lên tới 70%. Khi bị tê bì tay chân, bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, kết hợp tập thể dục đều đặn, hạn chế uống rượu và tuyệt đối không được hút thuốc lá.

Khi bị tê bì chân tay, bạn nên rửa chân, tay hàng ngày bằng nước ấm và lau thật khô. Sau đó, thoa kem dưỡng để giữ ẩm cho da. Luôn bảo vệ chân bằng cách mang giày, dép hoặc vớ dày để ngăn ngừa thương tích cho đôi chân.

Ngoài ra, khi đã có biểu hiện biến chứng thần kinh, người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra bàn chân mỗi ngày để kịp thời phát hiện và điều trị các vết thương, vết loét, phòng ngừa nhiễm trùng, hoại tử và đoạn chi.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ - ThS.DS.GV Lê Thị Mai (Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành)

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình bị td tuýp 1 đc 10 năm, giờ biến chứng qua mắt, mắt ko mờ hoàn toàn mà chỗ mờ chỗ rõ, đã đi bắn lazer rồi. Bs kêu về chỉnh lượng đường thì sẽ ổn nhưng nhìn chỗ rõ chỗ mờ khó chịu quá. Ko biết mình có nên mua Omega-3 trong dầu cá uống để bổ mắt hay ko thưa bác?

Xin cám ơn.

1 năm trước
Thích
Trả lời
2
@Nam Vũ Thành

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Hello Bacsi. Việc tiểu đường đã dẫn đến các biến chứng trên võng mạc chứng tỏ việc kiểm soát đường huyết và lối sống của bạn chưa được tốt dẫn đến các biến chứng không mong muốn như bạn đã đề cập trên, việc bổ sung omega-3 để bổ mắt cũng rất tốt tuy nhiên nó không giúp cho bạn giảm các biến chứng do việc kiểm soát đường huyết và lối sông gây ra. Bạn nên tuân thủ đúng và đủ các biện pháp điều trị của các bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn về sau bạn nha.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ - ThS.DS.GV Lê Thị Mai (Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành)

1 năm trước
Thích
Trả lời
Xem thêm 10 bình luận
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!