🔥 Bài đăng hot nhất

Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Cách kiểm soát stress trong cuộc sống”

💫 Trong nhịp sống hiện đại bộn bề, mỗi ngày, chúng ta phải đương đầu với hàng loạt áp lực từ cuộc sống như gánh nặng tài chính, làm việc quá tải, mâu thuẫn gia đình, thất vọng chuyện tình cảm, vấn đề sức khỏe,… Chưa hết, dịch COVID-19 đã làm chúng ta bỏ lỡ không chỉ những sự kiện trọng đại trong đời, mà còn những khoảnh khắc thường nhật như tán gẫu với bạn bè, đi học, đến văn phòng làm việc...


Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, cô lập, và thất vọng khi phải đối mặt với những áp lực và thay đổi trong cuộc sống do dịch bệnh bùng phát, hãy nhớ rằng: Bạn không đơn độc! Stress là vấn đề mà bất cứ ai đều có thể gặp phải vào những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống.


💌 Hãy chủ động chia sẻ với Tham vấn viên Tâm lý Phạm Tiến Dũng (Thạc sĩ Tâm lý Đại học Texas State, thành viên Hiệp hội danh dự của ngành Tâm lý học Mỹ) trong chuyên đề “Cách ứng phó stress trong cuộc sống”. Tham vấn viên Tâm lý Phạm Tiến Dũng sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cụ thể từng trường hợp, đồng thời hướng dẫn các thành viên của cộng đồng Sức khỏe tinh thần:

👉 Cách nhận biết các dấu hiệu của stress.

👉 Cách đương đầu với stress trong cuộc sống hiện đại.

👉 Thời điểm nên đi khám bác sĩ tâm lý tâm thần.


Chỉ cần bạn đặt câu hỏi, gửi lại băn khoăn của mình bên dưới phần bình luận từ ngày 26/11 đến 05/12/2021 sẽ được chuyên gia trực tiếp tháo gỡ thắc mắc từ ngày 01/12/2021.


→ Biết làm chủ và giảm áp lực trong cuộc sống là bí quyết giúp bạn ứng phó stress hiệu quả. Hãy tham gia từ bây giờ để nhận được những lời khuyên y khoa hữu ích từ chuyên gia!

Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Cách kiểm soát stress trong cuộc sống”Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Cách kiểm soát stress trong cuộc sống”
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
81
32
33

33 bình luận

chúc mọi người một ngày nhiều năng lượng để vượt qua khó khăn

3 năm trước
Thích
Trả lời
2

Em thấy cuộc sống bây giờ áp lực hơi hồi trước nhiều, phải chăng vì mình hay so sánh với người khác, có cách nào ko so sánh với người khác để đỡ tự tạo ra áp lực cho bản thân ko bs?

3 năm trước
Thích
Trả lời
1

Chào bạn,


Với một số người, việc so sánh bản thân với người khác được hình thành từ khá nhỏ, bắt đầu qua lời nói của người khác, lâu dần trở thành lời một người tự nói với bản thân. Những so sánh này có thể xuất hiện như một cách để thúc đẩy cá nhân đó phát triển, nhưng thường thì lại mang đến tác dụng ngược khi trở thành những lời chỉ trích/đánh giá liên tục, tạo áp lực đè bẹp cá nhân đó.


Một số cách bạn có thể làm để từ từ tách mình ra khỏi những suy nghĩ này đó là khi thấy nó đến hãy bắt nó ra bằng cách nói với mình "à suy nghĩ so sánh lại tới rồi", ghi nó xuống nếu được, xem thử có điều gì mình có thể làm/cần làm cho tình huống lúc này không, và nếu có thì lên kế hoạch làm nó. Những điều này ban đầu sẽ khá khó để làm, vì cách thức quen thuộc của suy nghĩ là cuốn vào những so sánh, nên bạn hãy cho mình thời gian từ từ tập, làm được lúc nào thì tốt lúc đó nhé.


Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

Tham vấn viên tâm lý Phạm Tiến Dũng

3 năm trước
Thích
Trả lời
1

Em mệt mỏi về công việc quá ạ. Nghĩ như bản thân trầm cảm mà đi làm áp lực với sếp và đồng nghiệp quá. Giờ nghỉ thì áp lực cơm áo gạo tiền. Em nên làm gì bây giờ??

3 năm trước
Thích
Trả lời
1

Chào bạn,


Có vẻ như có những lựa chọn hướng hành động bạn đang cân nhắc, khi thấy những căng thẳng trong công việc trở nên quá tải. Chính những lúc thế này càng là lúc bạn có thể cần những chăm sóc và nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài, để cân nhắc, đưa đến một hướng đi và đi nó thật hiệu quả.


Những chăm sóc đó có thể đến từ chính bạn, là một chút chậm lại và dành thời gian/không gian cho bản thân. Đó cũng có thể là những chăm sóc đến từ những nguồn lực xung quanh như người thân/bạn bè, là sự chia sẻ/hỗ trợ mà có thể bạn cần khi đương đầu với những vấn đề khó này.


Chúc bạn sớm tìm được hướng đi phù hợp với mình,

Tham vấn viên tâm lý Phạm Tiến Dũng

3 năm trước
Thích
Trả lời
1

xin chào chuyên gia

3 năm trước
Thích
Trả lời
1

Chào bạn,

Tôi sẽ không thể đưa ra chẩn đoán cho bạn. Nhưng với những lo nghĩ và mất ngủ bạn nói tới, có thể hình dung đang có những vấn đề xảy ra gây căng thẳng và ảnh hưởng đến sinh hoạt/sức khỏe của bạn. Bạn có thể quan sát lại cuộc sống hiện tại của mình đang có chuyện gì chưa ổn, và hỏi xem bản thân cần gì lúc này. Đó có thể là một sự nghỉ ngơi/chăm sóc bản thân, hay có thể là sự xoa dịu/chia sẻ của ai đó. Khi những điều bạn cần được đáp ứng và cơ thể được chăm sóc, thì những tín hiệu căng thẳng sẽ dần giảm bớt.


Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

Tham vấn viên tâm lý Phạm Tiến Dũng

3 năm trước
Thích
Trả lời
1

em hay suy nghi nhiều , buổi tối ngủ sớm , đến khoang 1-2 gio sáng là em thức den 5 gio sang luon, cả ngày thiếu tỉnh táo, triệu chung nhu vay la bệnh gì thua chuyên gia, em năm nay 34 tuổi

3 năm trước
Thích
Trả lời
1

Em hay nằm mơ thấy những chuyện mà ban ngày em hay gặp thì có phải stress hay k?

3 năm trước
Thích
Trả lời
1

đúng rồi ấy bạn, người ta hay bảo ngày nghĩ gì nhiều là đêm mơ y vậy

3 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,


Căng thẳng là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những vấn đề/sự việc trong cuộc sống gây áp lực, giúp ta chú ý tới và thúc đẩy ta làm gì đó để xử lý tình huống. Có thể những điều bạn nằm mơ thấy nói lên rằng trong ngày suy nghĩ của bạn về những việc đó đến khá nhiều mà chưa được xử lý. Đây có thể là những tín hiệu tự nhiên của cơ thể, báo cho ta biết có gì đó bạn cần trong lúc này. Khi bạn nhìn lại và xác định được điều mình cần là gì và làm sao để đáp ứng điều đó thì những tín hiệu căng thẳng có thể dần dịu bớt.


Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

Tham vấn viên tâm lý Phạm Tiến Dũng

3 năm trước
Thích
Trả lời

hay quá ạ ❤️

3 năm trước
Thích
Trả lời
1

Gần đây có nhiều áp lực, buồn phiền từ cuộc sống mà em bị stress rất nhiều. Nhưng em đang lo sợ nó thành bệnh. Vì em có dấu hiệu rối loạn lo âu. Đêm đến rất khó ngủ, hay suy nghĩ lung tung, bức bối, tay chân bồn chồn, đau mỏi khắp người.

Ban ngày nếu đi xe máy thì cũng sẽ rất lo lắng đến mức khó thở. Lúc nào cũng cảm giác tức, trào chực ở lồng ngực. Đỉnh điểm có lần em bị hoảng sợ bởi hàng ngàn suy nghĩ trong đầu, tưởng như sắp chết, thở ko đc. Liệu em có cần uống thuốc không ? Em còn đang cho con bú.

3 năm trước
Thích
Trả lời
1

Chào bạn,


Có vẻ như những vấn đề mà bạn lo nghĩ về chưa được xử lý, và những lo âu càng lúc càng đến thường xuyên và có lúc đến mức hoảng loạn. Có thể những điều bạn cần đầu tiên là cách giảm áp lúc lo âu tới, bằng việc chậm lại và hít thở sâu 5-10 hơi, sau đó quan sát xem mình đang nhìn thấy/nghe thấy/cảm thấy gì xung quanh và trong chính cơ thể mình.


Khi đủ bình tĩnh và nhìn nhận lại những cảm xúc mình đang có, bạn có thể hỏi xem những cảm xúc này cần điều gì. Ví dụ sự mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, sự lo sợ có thể cần được trấn an, sự ấm ức cần được sửa lại cái sai đã xảy ra với mình, sự cô đơn cần những xoa dịu/kết nối, v.v.. Khi điều bạn cần được đáp ứng bằng cách nào đó (tự mình hoặc cần ai đó) thì những lo âu sẽ dần dịu bớt.

Nếu đã vận dụng những ứng phó cá nhân, và chia sẻ với người thân xung quanh mà vẫn chưa có hiệu quả thì bạn có thể tìm đến tham vấn tâm lý để được hỗ trợ nhé.


Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

Tham vấn viên tâm lý Phạm Tiến Dũng

3 năm trước
Thích
Trả lời

bs cho tôi hỏi vợ tôi 35 tuổi, mới sinh bé được 2 tháng. Nhưng gần đây vợ tôi rất hay cáu gắt, khi con quấy khóc có lúc không giỗ con, thỉnh thoảng còn đánh con rõ đau vì tội quấy quá nhưng bé 2 tháng thì đã biết gì đâu. Tôi có nói chuyện với vợ thì cô ấy chỉ khóc. Giờ tôi nên làm sao thưa bs?


3 năm trước
Thích
Trả lời
1

Chào anh,


Có vẻ như anh đang chú ý thấy những dấu hiệu không ổn trong cảm xúc và hành vi của vợ mình. Việc sinh nở và nuôi con đem đến những thay đổi lớn trong cơ thể/sinh hoạt/cảm xúc của người mẹ, và thường dẫn đến rất nhiều căng thẳng.


Có thể chính những hỏi han/lắng nghe anh đang làm là điều gần nhất mà vợ anh cần. Chính việc lắng nghe mà không đánh giá sẽ giúp vợ anh nói ra những điều mà chị ấy cảm thấy và những gì chị ấy cần. Có thể đó là những hỗ trợ trong việc chăm con, có thể là thêm thời gian để ngủ nghỉ, có thể là không gian để làm việc chị ấy thích, hoặc đơn giản là một cái ôm vỗ về. Chỉ khi vợ anh có thể chia sẻ những khó khăn mà chị ấy đang cảm thấy thì mới có thể tìm hướng ứng phó phù hợp.


Chúc anh và gia đình nhiều sức khoẻ,

Tham vấn viên tâm lý Phạm Tiến Dũng

3 năm trước
Thích
Trả lời

Dạo này em gặp áp lực kiếm việc làm, em không ngủ được và suy nghĩ nhiều. Em đi làm được 2 ngày nhưng công việc không phù hợp khiến em áp lực nên em nghỉ làm. Em cảm thấy buồn và thất vọng về bản thân lắm. Em không biết quyết định nghỉ của em có đúng k nữa . Em thật sự mệt mỏi lắm


3 năm trước
Thích
Trả lời
1

Chào bạn,


Tôi tin rằng bất cứ lựa chọn nào một người đưa ra đều là lựa chọn tốt nhất họ có thể làm lúc đó. Tôi hình dung được những áp lực kiếm việc như đang đè từ trên xuống, và những lời tự trách như đánh bạn từ dưới lên. Khi ở trong thế gọng kìm thì cảm giác bế tắc có thể ập đến bất cứ lúc nào.


Có thể càng những lúc này cái bạn cần là sự chăm sóc bản thân, là giấc ngủ, là không gian để hít thở vài hơi, là những nguồn lực hỗ trợ xung quanh. Khi bạn ổn hơn, dù chỉ là đôi chút, thì tâm thế của bạn sẽ có thể chuyển biến, và những việc bạn làm sẽ có thể thay đổi theo hướng đi phù hợp mà bạn mong muốn.


Chúc bạn nhiều sức khoẻ và sớm tìm được công việc phù hợp,

Tham vấn viên tâm lý Phạm Tiến Dũng

3 năm trước
Thích
Trả lời
2

Càng lớn em càng thấy cô đơn và ko tìm được người hiểu và thực sự lắng nghe mình, giờ mình phải học cách tự 1 mình mình làm hết mọi thứ để ko cô đơn nữa phải ko bác sĩ. Hay tại vì là con gái nên dễ cô đơn hơn đàn ông vây bác sĩ.

3 năm trước
Thích
Trả lời
1

Chào bạn,


Thật ra ai cũng sẽ có lúc cảm thấy cô đơn trong đời, nhất là trong xã hội hiện đại khi tương tác giữa người với người ngày càng có nhiều ngăn trở. Nhưng cô đơn là một cảm giác mang tính tiến hóa giúp con người sống còn. Như cơn đói báo hiệu người ta cần thức ăn, thì sự cô đơn cho ta thấy mình cần kết nối. Kết nối để có người chia sẻ, để nhận sự giúp đỡ, để sống tốt hơn. Tuy nhiên khi cảm giác cô đơn kéo dài mà không có kết nối tốt được đáp ứng, bộ não có thể quá quen với nó và tạo nên một "lớp bảo vệ" để báo hiệu và phòng thủ trước những tương tác xã hội dù có thể là vô hại.


Để bước ra khỏi cô đơn, đầu tiên bạn cần nhìn nhận rằng cô đơn là cảm giác ai cũng có, và chẳng có gì phải xấu hổ về nó cả. Bạn có thể cần chú ý nhiều hơn tới những cách thức tự động của bản thân xem có đang chú ý quá nhiều tới những tín hiệu tiêu cực từ người khác không, và xem xét lại có thật đó là tín hiệu tiêu cực không hay là trung tính hoặc thậm chí là tích cực. Và nếu bạn nhận ra mình đang chủ động né tránh những tương tác xã hội vì sợ bị tổn thương, thì chính việc can đảm cho phép mình mở lòng từng chút một, bắt đầu với ai đó bạn cảm thấy dễ dàng nhất, sẽ giúp bạn từng bước học cách có được những kết nối mà mình cần.


Chúc bạn nhiều sức khoẻ và năng lượng tích cực,

Tham vấn viên tâm lý Phạm Tiến Dũng

3 năm trước
Thích
Trả lời
2
Xem thêm 5 bình luận
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!