🔥 Bài đăng hot nhất

LIVESTREAM GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CÙNG CHUYÊN GIA - CHỦ ĐỀ “BÍ QUYẾT CHỌN THỰC ĐƠN CHO GIA ĐÌNH NHIỀU THẾ HỆ”

🏡 Những mâm cơm thơm ngon không chỉ giúp cả gia đình quây quần bên nhau mà còn có vai trò quan trọng với sức khỏe của mỗi người. Vậy làm sao để lên thực đơn vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa ngon miệng lại phù hợp với tất cả các thành viên trong gia đình? Câu trả lời sẽ có ngay trong chương trình Livestream giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia nhân ngày Gia đình Việt Nam - chủ đề “Bí quyết chọn thực đơn cho gia đình nhiều thế hệ” của cộng đồng Hello Bacsi. Cả nhà cùng đón xem nha!


Trong chương trình livestream lần này, cả nhà sẽ được giao lưu trực tiếp với chuyên gia để tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu dinh dưỡng chính của các thành viên trong gia đình cũng như cách lựa chọn thực phẩm phù hợp cho từng thế hệ:

  • Ông bà
  • Cha mẹ
  • Các bé trong độ tuổi dậy thì
  • Trẻ em
  • Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh
  • Người mắc bệnh mãn tính (tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp,...)


Và đặc biệt, Hello Bacsi rất vinh dự mời đến chương trình một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng để chia sẻ với cả nhà mình đó là:


🌟 Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Nguyên phó trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM


  • Thời gian: 19h30 thứ Ba, ngày 28/06/2022.
  • Livestream trên Fanpage HelloBacsi


📩 Cả nhà có thể gửi câu hỏi đến bác sĩ liên quan đến chủ đề trên tại phần bình luận bên dưới bài đăng này của cộng đồng Kiểm soát cân nặng Hello Bacsi đến hết ngày 10/06/2022, để được bác sĩ tư vấn chi tiết trong buổi livestream nhé!


Bật mí nhỏ: 3 câu hỏi may mắn bên dưới bài đăng này sẽ nhận được 100.000VND. Vì vậy đừng ngần ngại chia sẻ vấn đề của bạn với bác sĩ Lại Ngọc Hiền bạn nhé!


Hẹn gặp lại cả nhà trong buổi livestream sắp tới! Hy vọng chương trình này sẽ giúp các nhà có thêm những ý tưởng mới cho mâm cơm gia đình mỗi ngày luôn đầy đủ dinh dưỡng và hấp dẫn. Để lại câu hỏi của bạn bên dưới bài đăng này ngay hôm nay để có cơ hội nhận 100.000đ từ Hello Bacsi nha! 👇👇👇

LIVESTREAM GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CÙNG CHUYÊN GIA - CHỦ ĐỀ “BÍ QUYẾT CHỌN THỰC ĐƠN CHO GIA ĐÌNH NHIỀU THẾ HỆ”LIVESTREAM GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CÙNG CHUYÊN GIA - CHỦ ĐỀ “BÍ QUYẾT CHỌN THỰC ĐƠN CHO GIA ĐÌNH NHIỀU THẾ HỆ”
28
39k
26 Bình luận

26 bình luận

Bác sỹ tư vấn giúp nhà em có ông bà lớn tuổi và có vấn đề về huyết áp, có một bé được 7 tháng tuổi. Nhờ bác sỹ tư vấn giúp thực đơn vừa dinh dưỡng vừa đảm bảo sức khỏe cho gia đình em với ạ, e cảm ơn chương trình nhiều lắm

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Trần Thị Thanh Thúy

Chào bạn! Chế độ dinh dưỡng đặc biệt của người mắc bệnh mãn tính. 3 bệnh đó là Đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu thường xuất hiện cùng nhau và tác động lẫn nhau trên người lớn tuổi. Chế độ ăn vì vậy sẽ có những điểm chung cần:

- Đều cần hạn chế muối ăn, giảm mì chính. Hạn chế bia cùng các loại gia vị cay nóng, thực phẩm đóng hộp. Ăn ít mỡ, bơ Maragine, giảm thức ăn nhiều Cholesterol gồm: tạng , lòng động vật như: óc, gan, tim, hạn chế tối đa nước ngọt cùng đường tinh luyện.

- Nên dùng dầu thực vật, ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ.

- Nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt.

- Nên ăn cá nhiều hơn thịt vì dầu cá tốt cho sức khỏe.

- Nên dùng thêm sữa hoặc sữa đậu nành không đường tách béo.

Và nhớ cố gắng bỏ rượu và thuốc lá càng sớm càng tốt.

Các bé nhỏ nếu vào độ tuổi ăn dặm thì phải chế biến riêng, còn với bé lớn hơn vẫn tham gia cùng người lớn được. Hãy chọn các món để người bệnh và trẻ nhỏ dễ hấp thu nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền - Nguyên phó trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào bác sĩ. Cháu nhà em năm nay bước vào tuổi dậy thì, bên nhà em gen về chiều cao hơi bị hạn chế, nên em muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp em nên cho cháu ăn gì, tập luyện như thế nào để cháu có thể cải thiện về chiều cao ạ. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Nguyễn Trúc

Chào bạn! Bạn có thể xem lại livestream mình đã trình bày nhé!

Nếu có thời gian đăng ký cho bé học bơi, ăn đủ dinh dưỡng, đặc biệt là Canxi, theo dõi chiều cao định kỳ cho cháu, sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, chú ý buổi tối nên ngủ đúng giờ! Mọi tác động nên sớm trước dậy thì, chiều cao mới phát triển tối ưu nha!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền - Nguyên phó trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bác sĩ ạ. Theo em tìm hiểu thì trong những năm gần đây, thông tin được đưa cho thấy thịt đỏ có thể không phải là thứ tốt nhất cho cơ thể. Nó có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe và rõ ràng là nguyên nhân của một lượng đáng kể vấn đề môi trường. Vậy thịt đỏ có thực sự cần thiết trong chế độ ăn uống hay không? Nên hạn chế hay ngưng hẳn việc ăn thịt đỏ ạ.

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Ngô Thị Mỹ Lệ

Chào bạn! Thịt đỏ bao gồm các loại: thịt bò, bê, lợn, cừu… Trong thịt, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng: các axit amin thiết yếu, vitamin (trong đó có Vitamin B12) và khoáng chất (cả sắt và kẽm) giúp phát triển cơ bắp và phòng ngừa thiếu máu. Thịt đỏ đã chế biến như (giăm bông, xúc xích, thịt xông khói, xúc xích, v.v.) trải qua quá trình xử lý (hun khói, ướp muối hoặc sử dụng chất bảo quản hóa học và phụ gia) để cải thiện thời hạn sử dụng và hoặc hương vị của nó. Nhiều nghiên cứu có bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ, đặc biệt là thịt đã qua chế biến, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính và chuyển hóa. Tuy nhiên, họ còn cung cấp bằng chứng có độ chắc chắn thấp đến rất thấp cho thấy việc giảm lượng thịt đỏ chưa qua chế biến có thể làm giảm rất ít nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim) và đái tháo đường týp 2; có thể làm giảm rất nhỏ tỷ lệ tử vong do ung thư tổng thể suốt đời. Do vậy, dinh dưỡng đúng là không cực đoan, không nên loại trừ hẳn thịt đỏ ra khỏi danh sách thực đơn tuần, quan trọng là ta chọn cách thức chế biến phù hợp, ăn đủ lượng, không ăn thường xuyên, thực đơn đa dạng trong ngày, nên ăn xen kẽ cùng các loại thực phẩm khác để cơ thể đón nhận đầy đủ dinh dưỡng nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền - Nguyên phó trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào bác Hiền, ba mẹ em bị cao huyết áp và mỡ trong máu, chồng em làm tài xế phải đi lại thường xuyên và con trai em đang tuổi dậy thì. Mong bsi tư vấn giúp em thực đơn phù hợp với gia đình em được không ạ?

1 năm trước
Thích
Trả lời
2
@Minh Thy

Về nguyên tắc thực hiện chế độ ăn cho bệnh tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu, chế độ ăn cho thanh thiếu niên chuẩn bị vào tuổi dậy thì, mời bạn xem lại livestream và một số câu hỏi trùng nội dung nhé! Sau đây là thực đơn gợi ý:

Thực đơn 1:

- Sáng: Bánh canh thịt nạc

- Trưa: Cơm, canh rau ngót nấu tôm, thịt heo xào dưa leo, rau lang luộc, tráng miệng tùy ý

- Chiều: Cơm, canh bí đỏ thịt bằm, cá hú kho thơm, mướp xào, tráng miệng tùy thích.

Thực đơn 2:

- Sáng: bún bò

- Trưa: Cơm, canh khoai mỡ, gà rôti, cải ngọt xào, tráng miệng tùy ý

- Chiều: Cơm, canh súp rau củ, thịt bò xào rau cần, mướp xào, tráng miệng tùy thích.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền - Nguyên phó trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM

1 năm trước
Thích
Trả lời
@Minh Thy

Bạn Thy Minh ơi. Chúc mừng bạn đã may mắn nhận được evoucher 100.000đ trong chương trình giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia lần này. Bạn vui lòng kiểm tra email (****[email protected]) đã đăng ký tại cộng đồng Hello Bacsi để nhận e-voucher nhé!

1 năm trước
Thích
Trả lời

gia đình em có Bà Nội lớn tuổi bị cao huyết áp , đau nhức xương khớp nặng , ba bị gout, mẹ ăn chay trường bị rối loạn tiền đình , phổi yếu và khang tiếng do công việc phải nói nhiều, Bé em đang trong giai đoạn tuổi dậy thì , 2 bé nhỏ 1-3 tuổi , và 2 vợ chồng . Bác sĩ có thể gợi ý giúp e thực đơn cho gia đình em với ạ! EM xin cảm ơn .

1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Chào bác sĩ ạ. Cho em hỏi em được biết tỷ lệ người Việt Nam hiện nay mắc bệnh tiểu đường rất cao, đa phần do ăn nhiều tinh bột. Thế nhưng món ăn chính của người Việt Nam lại là cơm - là món ăn có chứa nhiều tinh bột. Như vậy để hạn chế tình trạng bệnh trên thì nên cân bằng lượng tinh bột trong bữa ăn như thế nào là hợp lý?

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Huỳnh Thị Cẩm Nhung

Cảm ơn bạn đã cho một câu hỏi khá hay. Để cơ thể hấp thu được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất thì phải có tỉ lệ giữa đạm, đường, béo cân đối, phù hợp. Đó là vì sao bữa ăn lúc nào cũng có tinh bột. Việt Nam là nước nông nghiệp với sản lượng lúa lớn nên món ăn chính thường là cơm, tuy nhiên hiện nay, cơm cũng đã được thay thế bởi nhiều sản phẩm từ gạo như: bún, phở, hủ tiếu…Qua phương cách chế biến thì lượng đường từ gạo đã được giảm đi nên có thể xem đây là nhóm thực phẩm dùng để thay thế. Điều quan trọng ở đây, để duy trì đường huyết ổn định thì chế độ ăn sẽ phụ thuộc vào việc chọn lựa thực phẩm, lượng ăn vào, số cữ ăn trong ngày. Ví dụ: việc chia làm nhiều bữa ăn trong ngày, với mục đích là không làm tăng đường huyết quá mức sau ăn, và hạ đường huyết khi xa bữa ăn. Mỗi cữ ăn chính không ăn quá nhiều tinh bôt, nên chọn loại có chỉ số đường huyết thấp hơn trong cùng nhóm như: gạo lức, hủ tiếu, bánh canh, phở, miến, cơm lượng ít (khoảng ⅔ đến 1 chén cho mỗi cữ). Thân chào bạn!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền - Nguyên phó trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cho em hỏi bé 12 tuổi bị hội chứng thận hư. Theo em được biết thì bệnh nhân có hội chứng thận hư thường có tình trạng giữ muối, gây hiện tượng phù toàn thân. Vậy có nhất thiết là lúc nào cũng phải cần ăn nhạt hoàn toàn (không nêm nếm gia vị) không ạ?

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Lê Ánh Linh

Chào bạn! Phù trong hội chứng thận hư là do tình trạng mất đạm qua thận, lâu ngày dẫn đến giảm đạm và giảm Albumin máu gây phù. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn nhiều muối sẽ làm nặng thêm bệnh.

Việc hạn chế muối sẽ tuỳ thuộc vào triệu chứng phù của bệnh.

+Trong thể Hội chứng thận hư có phù nhẹ hạn chế muối tương đối (dưới 2g Natri /ngày tương đương giảm < 5 g muối/ ngày), không chấm nước mắm, nước tương, và nhiều gia vị khác, nêm thật nhạt.

+ Hạn chế muối tuyệt đối (dưới 0,5 g/ngày) trong những thể phù to, tức là ngoài việc không nêm nếm gia vị mà còn hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối như: cá biển, tôm, cua, hải sản …

Lưu ý, nếu bé có kèm theo suy thận thì cần một chế độ ăn nghiêm ngặt hơn, cần tính toán khẩu phần và thực đơn cụ thể, chi tiết.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền - Nguyên phó trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM

1 năm trước
Thích
Trả lời

Ông em thì huyết áp cao nhưng mẹ em thì huyết áp thấp, mình nên cân bằng bữa ăn như thế nào để không phải nấu quá nhiều nhưng vẫn đủ cho tất cả đều thoải mái ạ! Cảm ơn bác sỹ!

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Hòa Lương

Chào em! Hiện ông của em bị Tăng huyết áp, vậy cần giảm ăn mặn nhé, nêm nếm vừa đủ, cũng không quá nhạt vì khẩu vị người cao tuổi không hợp sẽ dễ chán ăn em nhé! Vì ông đã lớn tuổi lại THA nên cần kết hợp điều trị chuyên khoa, bên cạnh đó hạn chế các món kho mặn, muối dưa cùng các loại khô mắm nhé! Trong mâm cơm, với món canh nên nêm nhạt và chọn rau quả mềm, tăng xơ cho ông nữa. Còn mẹ vẫn có thể dùng được thực đơn chung. Huyết áp thấp có thể do nhiều nguyên nhân nên cho mẹ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ nhé! Có thể dùng thêm gừng làm gia vị trong chế biến. Chúc gia đình vui khỏe, an yên!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền - Nguyên phó trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM

1 năm trước
Thích
Trả lời

em hiện đang trong giai đoạn giảm cân sau sinh, nhà thì có cả bố mẹ chồng và ông bà, bố mẹ chồng em thì ăn kiểu vị ngọt trong khi đó ông bà lại có xu hướng thanh đạm, em không biết phải xử lý việc này như thế nào, khẩu vị quá khác nhau mà em lại chẳng thể nấu tất cả cùng lúc, nhờ bác sỹ tư vấn!

1 năm trước
Thích
Trả lời
2
@Thiên Du

Chào em! Với câu hỏi này thì thật sự bác sĩ chưa xác định được trọng tâm em muốn được hướng dẫn thế nào khi mà thông tin em gửi quá ít? Thứ nhất, em sống cùng ông bà 2 bên, vây thì ai có thể hỗ trợ em chăm sóc gia đình trong giai đoạn sau sinh? Thứ 2, em sinh đã được mấy tháng rồi, vì phải nắm rõ mà tư vấn, chứ trong giai đoạn cho con bú thì phải ăn uống đầy đủ để duy trì nguồn sữa mẹ. Việc cho con bú cũng sẽ giúp mẹ đang nuôi con nhỏ giảm cân. Việc nhà căng thẳng, không ai phụ giúp sẽ dễ gây stress, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Còn khẩu vị mỗi người một kiểu thì chịu khó nấu thêm món thôi. Bạn cần tôn trọng thói quen, khẩu vị của người lớn tuổi, tuy nhiên nếu thói quen ấy mà ảnh hưởng sức khỏe thì cần giải thích cho bố mẹ chồng hiểu rõ, ví dụ nếu đường huyết ông bà không ổn định thì việc nêm ngọt với gia vị nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe lâu dài. Trong bữa ăn cần thiết kế các món nhiều rau xanh, củ quả cũng sẽ giúp ông bà thanh đạm được. Chào em, cố gắng tìm được người hỗ trợ gia đình mình nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền - Nguyên phó trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM

1 năm trước
Thích
Trả lời
@Thiên Du

Bạn Thiên Du ơi. Chúc mừng bạn đã may mắn nhận được evoucher 100.000đ trong chương trình giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia lần này. Bạn vui lòng kiểm tra email (****[email protected]) đã đăng ký tại cộng đồng Hello Bacsi để nhận e-voucher nhé!

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bac ơi em vừa mới sanh xong, bác có thể tư vấn giúp e những món em cần tránh khi cho con ti mẹ ko ạ? Vì hiện tại em được mẹ nấu cho ăn, nhưng mẹ em không biết phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì ạ?

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Ngô Mỹ Ái

Chào bạn! Trong thời kỳ sau sinh hay còn gọi là hậu sản, chúng ta cần tránh ăn uống quá nhiều gia vị, thực phẩm khó tiêu gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa, hạn chế thực phẩm nhiều đường hoặc nhiều dầu mỡ, và tránh các loại thức ăn dễ kích thích dạ dày như đồ sống, lạnh, vị mặn, ngọt, chua, cay thái quá, rượu, bia, cà phê, trà đặc, gỏi tái hoặc các thức ăn lên men, sinh hơi gây đầy bụng.

- Nắm được những điều cần nhớ này thì việc chọn ra thực đơn cho bà mẹ đang nuôi con nhỏ là không khó. Các món chế biến cần đơn giản, quan trọng dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, với các món hầm hoặc nấu canh đều được. Ví dụ: canh đu đủ hầm xương hoặc móng heo, thịt kho tiêu, rau củ hấp luộc.

Và hãy nhớ uống đủ nước và đủ xơ bạn nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền - Nguyên phó trưởng Khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM

1 năm trước
Thích
Trả lời
Xem thêm 2 bình luận
Quảng cáo
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo