Giá trị dinh dưỡng của cá hồi muối và cách ăn an toàn

Cá hồi muối là một trong những biến tấu phổ biến và hấp dẫn của cá hồi tươi. Nhờ phương pháp ướp muối truyền thống hoặc hiện đại, món ăn này không chỉ có hương vị đậm đà, thơm ngon mà còn giữ được hàm lượng dinh dưỡng quý giá từ cá tươi. Vậy liệu bạn đã biết hết tất cả các lợi ích của nó đối với sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cá hồi muối là gì?

Cá hồi muối hay còn gọi với cái tên cá hồi Gravlax là một món ăn phổ biến ở Bắc Âu. Đây là phần thịt cá hồi được ướp với muối (và đôi khi kết hợp với đường, thảo mộc, tiêu hoặc các gia vị khác) nhằm:

  • Tăng hương vị đậm đà và vị béo nhẹ đặc trưng.
  • Bảo quản cá được lâu hơn mà không cần cấp đông.
  • Làm chín một phần cá nhờ quá trình bảo quản bằng muối.

Để thưởng thức, món ăn này có thể được chế biến theo hai dạng phổ biến là:

  • Gravlax (kiểu Bắc Âu): ướp cá hồi sống với muối, đường và thì là, không qua nhiệt.
  • Cá hồi nấu chín: cá được muối và sau đó sấy hoặc nướng nhẹ để có thể ăn trực tiếp.

Giá trị dinh dưỡng của cá hồi muối

Dù đã được xử lý bằng muối, thực phẩm này nhìn chung vẫn giữ lại phần lớn thành phần dinh dưỡng quý giá từ cá hồi tươi. Cụ thể thì trong một khẩu phần cá hồi muối (khoảng 238g), sẽ chứa các dưỡng chất như sau:

  • Sắt: 2mg.
  • Kali: 914g.
  • Canxi: 29mg.
  • Protein : 47,6g.
  • Calories: 495 kcal.
  • Chất béo: gần 31g.
  • Natri: 1936mg, cao hơn hẳn so với cá hồi tươi.

Bạn lưu ý rằng, do có hàm lượng natri cao hơn rất nhiều so với cá hồi tươi, cá hồi muối nên được ăn với liều lượng phù hợp, đặc biệt là đối với người bị huyết áp cao hoặc cần giảm muối trong khẩu phần.

Lợi ích sức khỏe của cá hồi muối

Nếu sử dụng đúng cách và điều độ, loại cá hồi này cũng mang lại nhiều lợi ích như:

  • Kali: điều hòa huyết áp và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
  • Natri: cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, dẫn truyền xung thần kinh, duy trì khối lượng cơ và hỗ trợ quá trình hấp thụ dưỡng chất.
  • Protein: thúc đẩy quá trình phục hồi, bảo vệ cấu trúc xương, duy trì khối lượng cơ trong quá trình giảm cân và trong suốt quá trình lão hoá.
  • Axit béo omega-3: có công dụng giảm viêm, giảm huyết áp, giảm thiểu nguy cơ ung thư và tăng cường các tế bào lót động mạch.
  • Astaxanthin: một chất chống oxy hoá với chức năng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim, giảm viêm và giảm stress oxy hóa. Cùng với axit béo omega-3, astaxanthin còn có thể bảo vệ sức khỏe não bộ hệ thần kinh trước viêm nhiễm.

Một số cách chế biến cá hồi muối thơm ngon, bổ dưỡng

Cũng như cá hồi tươi, cá hồi muối có thể ăn trực tiếp hoặc kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác để tạo thành đa dạng các món ăn hấp dẫn, ví dụ như:

  • Ăn kèm bánh mì: Kết hợp vài lát cá hồi cùng bánh mì đen và phô mai kem sẽ trở thành một món ăn sáng nhanh, giàu dinh dưỡng.
  • Làm sushi và sashimi: Cá hồi muối có thể thay thế cá tươi trong món sushi cuộn hoặc nigiri, đặc biệt phù hợp với người thích hương vị đậm đà hơn.
  • Salad cá hồi: trộn cá cùng xà lách rocket, bơ, cà chua bi, sốt olive hoặc mù tạt mật ong để tạo thành món ăn bổ dưỡng.
  • Mì Ý hoặc cơm trộn: bạn cũng có thể cắt nhỏ cá hồi, trộn cùng mì hoặc cơm nóng, thêm trứng lòng đào, sốt mè rang hay bơ tỏi.

Cách bảo quản cá hồi

  • Trong tủ lạnh (2 - 4°C): nên dùng trong vòng 5 - 7 ngày kể từ ngày mở bao bì.
  • Trong ngăn đông (-18°C): thì có thể bảo quản cá hồi lên đến 2 - 3 tháng.
  • Không để cá tiếp xúc trực tiếp không khí. Thay vào đó, bạn nên bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc hút chân không.
  • Đặc biệt, bạn không nên cấp đông lại cá hồi tươi đã được rã đông để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cá, gây hại cho cơ thể người dùng.

Ai nên và không nên ăn?

Nhờ vào dưỡng chất dồi dào và công năng đa dạng, cá hồi gần như phù hợp với người ở mọi độ tuổi, ví dụ như:

  • Người ăn kiêng, giảm cân, tập gym giúp tăng cơ hiệu quả.
  • Trẻ em trên 2 tuổi (đảm bảo nấu cá chín kỹ, lọc xương cá cẩn thận để tránh hóc xương).
  • Người trưởng thành, người cần cải thiện sức khỏe tim mạch, người ăn theo chế độ ăn Địa Trung Hải.

Ngược lại, cũng có một số đối tượng cần cân nhắc thật kỹ và hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước dùng cá hồi, đặc biệt là cá hồi tươi sống chưa qua chế biến:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Người dị ứng hải sản.
  • Phụ nữ mang thai (không nên dùng cá sống).
  • Người suy giảm miễn dịch hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa (dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn nếu ăn cá không nấu chín kỹ).

Cá hồi muối là một cách ăn cá hồi ngon lành, bổ sung natri và kali dồi dào. Dù vậy, bạn vẫn cần lưu ý về hàm lượng muối cao và chỉ nên dùng cá hồi tươi sống từ các nguồn uy tín, có kiểm định rõ ràng nhé!

Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!

Giá trị dinh dưỡng của cá hồi muối và cách ăn an toànGiá trị dinh dưỡng của cá hồi muối và cách ăn an toàn
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
14
3
5

5 bình luận

Món này mình chưa thử bao giờ

5 ngày trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bài viết chi tiết nha! Mình ăn hoài mà chưa biết hết công dụng của nó 🤭

1 tuần trước
Thích
Trả lời

Tưởng cá hồi muối chỉ ngon thôi, ai ngờ còn tốt cho tim mạch, não bộ nữa 😲

1 tuần trước
Thích
Trả lời

Bảo quản cá kiểu hút chân không là xịn nhất, để được lâu mà vẫn giữ vị ngon.

1 tuần trước
Thích
Trả lời

Ủa tưởng cá muối là mặn lắm chứ, ai ngờ còn nhiều lợi ích vậy luôn 😯

1 tuần trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo