🔥 Bài đăng hot nhất

Chế độ ăn kiêng 16/8 cho người đau bao tử

Thưa bác sĩ, tôi bị đau bao tử từ 20 năm nay, nếu ăn uống đúng giờ thì ko sao, nếu áp dụng chế độ 16/8 thì tôi sẽ bỏ bữa sáng, vậy tôi có nên áp dụng chế độ ăn kiêng này ko ?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3301
6
5

5 bình luận

Chào bạ̣n,


Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Hellobacsi.Nhịn ăn gián đoạn 16/8 (nhịn ăn không liên tục 16/8) là biện pháp giảm cân bằng cách hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống có chứa calo trong 8 giờ/ngày và kiêng ăn trong 16 giờ còn lại. Chu kỳ nhịn ăn gián đoạn có thể thay đổi từ 1 - 2 lần/tuần đến mỗi ngày tùy theo sở thích cá nhân. Bạn có thể lựa chọn chế độ này nếu điều kiện sức khỏe và thể trạng bạn cho phép, nếu việc bỏ bữa sáng theo chế độ 16/8 vẫn không ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe của bạn thì bạn có thể lựa chọn theo chế độ ăn kiêng này. Đề có thể rõ hơn, bạn có thể trao đổi thêm với Bác Sĩ điều trị để có kế hoạch ăn kiêng hiệu quả.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

2 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,

Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.

Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.

Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ

2 năm trước
Thích
Trả lời

Nếu đau bao tử thì không nên đâu bạn

2 năm trước
Thích
Trả lời

Theo mình nếu đã đau bao tử thì không nên nhịn ăn, có thể chọn cách ăn ít, không để dạ dày bị rỗng, như mình hôm nào chưa kịp ăn là sẽ bị đau liền, thà sức khỏe tốt còn hơn là ăn kiêng mà sức khỏe không ổn ạ.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mình xin chia sẻ 1 số thông tin , bạn tham khảo nhé :

Chế độ ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng



3.1 Thực phẩm nên ăn

Nên tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.

Chuối

Chuối được xếp đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Chuối là một trong số các trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng; hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói; thành phần xơ hoà tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

Cơm

Cơm mềm, dễ tiêu hóa, và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid; có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy. Tác dụng tương tự đối với xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai... Lưu ý các thực phẩm thô chưa tinh chế như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu... giàu chất xơ, vitamin (đặc biệt nhóm B), khoáng chất và các chất chống oxy hoá dù rất tốt cho sức khoẻ, nhưng khó tiêu hoá khi người bệnh đang có bệnh lý dạ dày.

Bánh mì

Bánh mì là cũng là 1 lựa chọn tốt từ nhóm đường bột, ít béo, dễ tiêu hoá. Tuy nhiên tránh dùng với bơ và mứt cho tới khi dạ dày khoẻ mạnh hơn.

Canh/Soup

Canh/ soup với thực phẩm đã được nấu chín, mềm, không gây "áp lực" với hệ tiêu hóa, đồng thời lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày làm người bệnh dễ tiêu hoá thức ăn hơn .

Nước ép táo

Nước ép táo dễ tiêu hoá và giàu dinh dưỡng, trong đó thành phần chất xơ hoà tan pectin thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.

Nước dừa

Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói.

Sữa chua

Sữa chua có nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc dùng sữa chua trong bệnh lý đau dạ dày, thực tế là sữa chua không béo có thể giúp ích trong đa số trường hợp, làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu lượng ít và theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn để điều chỉnh.

Trà thảo dược

Đa số các loại trà thảo dược (không cafeine) giúp điều hòa hệ tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.

Gừng

Gừng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày như uống trà gừng hay nhấm nháp một vài lát gừng sống.


Bổ sung gừng hàng ngày bằng cách uống trà gừng hay ăn một vài lát gừng sống.

Đậu bắp

Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, và các dưỡng chất khác, đặc biệt nhất chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.

Nghệ và mật ong

Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie: có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm, cần được tăng cường trong khẩu phần để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày- tá tràng.

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo