backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Vắc xin DTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà) và những điều nên biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo · Sản - Phụ khoa · Phòng khám Quốc tế Mỹ AIC


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 3 ngày trước

Vắc xin DTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà) và những điều nên biết

Vắc xin DTaP là vắc xin chứa giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và ho gà vô bào giúp chống lại bệnh bạch hầuuốn ván và ho gà cho người được chủng ngừa. 

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về loại vắc xin này nhé!

Vắc xin DTaP là gì? 

Vắc xin DTaP là vắc xin giúp ngăn ngừa các bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà cho trẻ dưới 7 tuổi bằng cách xây dựng khả năng miễn dịch cho trẻ đổi với 3 căn bệnh nguy hiểm này.

Trẻ mấy tuổi nên tiêm vắc xin DTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà)? 

vắc xin DTaP
Trẻ từ 2 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin DTaP phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà

Theo khuyến cáo của các chuyên gia nhi khoa, trẻ em nên chủng ngừa đủ 5 mũi DTaP. Thời điểm chủng ngừa thường rơi vào các độ tuổi sau:

  • 2 tháng tuổi
  • 4 tháng tuổi
  • 6 tháng tuổi 
  • 15 – 18 tháng tuổi
  • 4 – 6 tuổi.
  • Vắc xin DTaP có thể được chích dưới dạng vắc xin độc lập hoặc là một phần của vắc xin cộng hợp (loại vắc xin kết hợp nhiều loại vắc xin với nhau thành một mũi chích: vắc xin 6 trong 1, vắc xin 5 trong 1…).
  • DTaP có thể được dùng cùng lúc với những vắc xin khác.

Lợi ích của vắc xin DTaP

vắc xin DTaP
Vắc xin DTaP giúp phòng ngừa 3 bệnh nguy hiểm: bạch hầu, uốn ván, ho gà

Bệnh bạch hầu và bệnh ho gà lây lan từ người này sang người khác. Trong khi đó, vi khuẩn gây bệnh uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt hoặc vết thương. Việc chủng ngừa vắc xin DTaP đầy đủ và đúng lịch giúp bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của 3 căn bệnh nguy hiểm này.

1. Bệnh bạch hầu (D)

Bạch hầu là một tình trạng nhiễm trùng (do vi khuẩn) gây ra sốt, yếu người và đau họng. Khi đó, thành sau của họng sẽ bị một lớp trắng đục dày bao phủ (giả mạc), gây khó thở hoặc khó nuốt và đôi khi làm cho nghẹt thở. Nếu bệnh không được điều trị, độc tố do vi khuẩn bạch hầu tiết ra sẽ ảnh hưởng đến các mô và cơ quan trên khắp cơ thể, có thể dẫn đến suy tim và liệt.

Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu có thể lên đến 20% ở trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.

2. Bệnh uốn ván (T)

Uốn ván là một tình trạng nhiễm trùng (do vi trùng uốn ván) gây ra tình trạng co thắt cơ nặng nề và đau đớn, làm co giật và liệt người.

Bệnh uốn ván không lây từ người sang người. Loại vi khuẩn này sống trong đất và trú ẩn trong những nơi bẩn, xâm nhập vào cơ thể khi da bị trầy xước, có xuyên thấu (như đạp đinh, vết cắt sâu)…

Bạn có thể quan tâm:

3. Bệnh ho gà (aP)

Ho gà là một tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn rất dễ lây, và là một trong số những căn bệnh thời thơ ấu có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Ho gà làm cho người bị bệnh ho nhiều đến nỗi khiến cho việc ăn, uống và hít thở rất khó khăn. Bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong.

Hiện nay ho gà vẫn còn là một vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng với trẻ em ở các khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sau đại dịch Covid-19, việc chủng ngừa vắc xin phòng bệnh ho gà không được đầy đủ và đúng lịch nên có những đợt bùng phát đáng kể đã được báo cáo.

Các tổ chức y tế cho rằng tần suất mắc bệnh ho gà nói chung đã giảm đi khoảng 80% kể từ khi vắc xin ho gà được chủng ngừa phổ biến và các đợt bùng phát có xu hướng chỉ xảy ra mỗi 3 đến 5 năm.

Việc cha mẹ và người chăm sóc trẻ tiêm ngừa cũng sẽ bảo vệ trẻ và những đứa trẻ xung quanh khỏi ho gà. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc ho gà nặng và có tỷ lệ tử vong cao nhất nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này.

  • Bệnh bạch hầu (D) có thể dẫn đến khó thở, suy tim, tê liệt hoặc tử vong.
  • Bệnh uốn ván (T) gây ra co thắt cơ đau đớn. Bệnh uốn ván có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm không thể mở miệng, khó nuốt và khó thở, thậm chí tử vong.
  • Bệnh ho gà (aP) có thể gây ra những cơn ho dữ dội, không kiểm soát được khiến người bệnh khó thở, khó ăn uống. Việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh ho gà có thể là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng khi có thể gây viêm phổi, co giật, tổn thương não hoặc tử vong. Ở thanh thiếu niên và người lớn, bệnh có thể gây sụt cân, đi tiểu mất kiểm soát, ngất và gãy xương sườn do ho dữ dội.

Những đối tượng nào không nên tiêm vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà

vắc xin DTaP

Theo khuyến cáo, việc chủng ngừa vắc xin DTaP không được áp dụng cho các đối tượng sau:

  • Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 6 tuần tuổi
  • Trẻ đã từng có phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với DTaP được chủng ngừa trước đó
  • Trẻ đã từng có phản ứng liên quan đến hệ thần kinh hoặc não bộ nghiêm trọng trong vòng 7 ngày sau khi tiêm DTaP
  • Trẻ từng bị co giật hoặc sốt trên 40,5°C sau khi tiêm ngừa hoặc trẻ quấy khóc không ngừng trong hơn 3 giờ
  • Nếu muốn tiêm liều tiếp tục, cần phải có sự cho phép của bác sĩ.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc việc nên tiến hành chủng ngừa hay hoãn tiêm. Do đó, hãy thông báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe mà trẻ đang gặp phải để nhận được tư vấn phù hợp, chẳng hạn:

  • Trẻ bị co giật hoặc có vấn đề khác về hệ thần kinh
  • Đã từng mắc hội Chứng Guillain-Barré (còn gọi là “GBS”)
  • Đã từng bị đau hoặc sưng tấy nghiêm trọng sau khi tiêm bất kỳ mũi vắc xin để chủng ngừa bệnh uốn ván và bệnh bạch hầu trước đây.
Những trẻ bị bệnh nhẹ như cảm lạnh, có thể vẫn tiến hành chủng ngừa theo lịch. Trẻ em bị bệnh ở mức trung bình hoặc nặng thường cần đợi cho tới khi bình phục mới có thể tiếp tục chủng ngừa vắc xin DTaP.

Nguy cơ phản ứng với vắc xin DTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà) 

trẻ gặp phản ứng phụ khi tiêm vắc xin DTaP

Hầu hết các phản ứng phụ tiềm tàng có liên quan đến vắc xin ho gà của mũi kết hợp. Cả hai loại vắc xin bạch hầu và uốn ván đến nay vẫn chưa cho thấy các phản ứng phụ nào nghiêm trọng.

  • Các phản ứng đau nhức hoặc sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt, quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn và nôn ói đôi khi xảy ra sau khi tiêm DTaP.
  • Các phản ứng phụ khác thường xảy ra sau khi tiêm mũi thứ 4 của vắc xin  bao gồm: đỏ da, sưng phù và đau nơi tiêm, ngoài ra bé có thể sốt nhẹ. Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ  paracetamol (mọi lứa tuổi) hoặc ibuprofen (với trẻ trên 6 tháng tuổi) để giảm đau, hạ sốt.
  • Các phản ứng nghiêm trọng hơn, ví dụ như co giật, khóc không ngừng trong 3 giờ trở lên hoặc sốt cao (40,5°C) sau khi tiêm vắc xin DTaP rất ít khi xảy ra. Tình trạng sưng tấy toàn bộ tay hoặc chân sau khi chủng ngừa vắc xin, đặc biệt là ở những trẻ lớn hơn khi tiêm mũi thứ 4 hoặc thứ 5 là rất hiếm gặp.
Giống như bất kỳ loại thuốc nào, có một nguy cơ rất nhỏ là việc chủng ngừa vắc xin có thể gây ra phản ứng dị ứng nặng, các thương tổn nghiêm trọng khác hoặc tử vong. Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nặng sau tiêm (phát ban, sưng mặt và họng, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt hoặc suy yếu), hãy gọi cấp cứu 115.

Bạn có thể quan tâm:

Hello Bacsi tin rằng với những thông tin được tổng hợp trong bài, các bậc cha mẹ đã hiểu hơn về vắc xin DTaP giúp phòng ngừa 3 căn bệnh nguy hiểm bạch hầu, uốn ván, ho gà. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ hãy đừng quên tham gia vào Cộng đồng Nuôi dạy con để chia sẻ kinh nghiệm và niềm vui làm cha mẹ! Đặc biệt, bạn còn có thể đặt câu hỏi xoay quanh các vấn đề sức khỏe của trẻ để được đội ngũ bác sĩ Hello Bacsi giải đáp nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo

Sản - Phụ khoa · Phòng khám Quốc tế Mỹ AIC


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 3 ngày trước

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo