Mụn nước trên da là tình trạng có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Đa số mọi người hay cảm thấy khó chịu, đau đớn và cảm thấy ngứa nổi mụn nước, nhưng hầu hết đều không phải là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Mụn nước trên da là tình trạng có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Đa số mọi người hay cảm thấy khó chịu, đau đớn và cảm thấy ngứa nổi mụn nước, nhưng hầu hết đều không phải là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm.
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm về tình trạng bị nổi mụn nước qua bài viết dưới đây nhé!
Mụn nước là triệu chứng của bệnh ngoài da. Chúng xuất hiện như những nốt mụn nhỏ với đầy dịch bên trong. Phần dịch có thể trong suốt, màu trắng đục, vàng hay có lẫn máu. Các nốt mụn nước này thường có kích thước nhỏ dưới 5mm. Những nốt có kích thước lớn hơn được gọi là bóng nước.
Mụn nước có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất mụn nước ở tay, hay mụn nước ở chân. Chúng rất dễ vỡ và làm chảy dịch ra ngoài. Khi dịch khô đi có thể lại lớp mài màu vàng trên da.
Bạn rất dễ nhận thấy các nốt mụn này vì chúng phồng rộp lên trên bề mặt da và có chứa dịch lỏng bên trong. Mụn nước khá dễ vỡ và dịch bên trong sẽ chảy ra ngoài. Khi khô đi, tại vị trí có nốt mụn có thể chuyển sang màu vàng hoặc đóng vảy.
Khi bạn bị phát ban trên da ở vị trí có nhiều nốt mụn này thì được gọi là phát ban mụn nước. Tình trạng đó có thể xảy ra do thời tiết nóng ẩm, nhiễm trùng, viêm da tiếp xúc. Loại phát ban này cũng dễ lây lan nhanh ra khắp cơ thể. Do đó, nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, hãy giữ cho vùng da bị phát ban luôn sạch sẽ, tránh để lan rộng sang các khu vực khác.
Một số bệnh lý hay tình trạng khác gây ra dấu hiệu, triệu chứng tương tự như mụn nước là:
Nếu bạn có các dấu hiệu bất thường trên da mà không biết nguyên nhân, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu mụn nước có các đặc điểm sau:
>>> Bạn có thể quan tâm: 10 bệnh da liễu thường gặp vào mùa nóng
Tự nhiên nổi mụn nước khắp người có thể do những nguyên nhân sau:
Hiếm gặp hơn, nổi bọng nước trên người có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như:
Tình trạng bị mụn nước rất thường gặp và có thể ảnh hưởng bất cứ ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nổi các mụn nước ngứa, bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể và hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến lối sống, triệu chứng kèm theo, tiền sử bệnh để loại trừ các bệnh lý có xuất hiện mụn nước.
Hầu hết mụn nước không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như nổi mụn nước do nhiễm trùng sẽ cần được điều trị đặc hiệu để hạn chế phát sinh biến chứng nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân nổi mụn nước liên quan đến hóa chất hoặc thuốc, bạn nên ngừng sử dụng những sản phẩm gây dị ứng này.
Mặt khác, dạng bệnh lý tự miễn như bệnh bọng nước Pemphigoid chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng, bao gồm các loại kem bôi steroid để làm giảm chứng phát ban da hoặc các kháng sinh để chữa nhiễm trùng da.
Nếu các nốt mụn này quá lớn kèm theo nhiễm trùng, bác sĩ sẽ có thể điều trị bằng phương pháp rạch tháo áp xe kèm dẫn lưu dịch ra ngoài với điều kiện vô trùng.
>>> Bạn có thể quan tâm: Top 8 cách trị mụn tại nhà bằng thiên nhiên an toàn, hiệu quả
Để làm giảm các cơn đau, khó chịu, bạn có thể chích dẫn lưu dịch ra ngoài nhưng vẫn giữ nguyên lớp da phía trên trần mụn, không để bị trợt da.
Ngoài ra, bạn nên thực hiện giữ vệ sinh sạch vùng da nổi mụn nước ngứa
Để ngăn chặn ma sát các mụn nước ở chân, bạn nên mang giày dép phù hợp và mang vớ tạo độ ẩm. Bạn cũng có thể thử gắn vải bông vào bên trong giày đẻ tránh bị chà sát hoặc rắc bột talc bên trong vớ. Đeo găng tay có thể giúp ngăn ngừa nổi mụn nước ở tay.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Blisters: First aid. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/art-20056691. Ngày truy cập: 7/11/2021
What’s Causing My Blisters? https://www.health.harvard.edu/a_to_z/blisters-overview-a-to-z Ngày truy cập: 7/11/2021
Blisters: Causes, Treatment, Prevention https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16787-blisters Ngày truy cập: 7/11/2021
Blisters https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/blisters Ngày truy cập: 7/11/2021
How To Prevent Blisters https://www.wta.org/go-outside/trail-smarts/how-to/how-to-prevent-blisters Ngày truy cập: 7/11/2021
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!