Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc vỡ làm cho não không nhận đủ oxy. Khi đó, một phần não bắt đầu chết đi và gây tổn thương não. Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao và để lại một số di chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải bệnh đột quỵ. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Các triệu chứng đột quỵ có xu hướng xảy ra đột ngột và hầu như luôn ảnh hưởng một bên cơ thể. Chúng sẽ nặng nhất trong vòng 24 – 72 giờ đầu. Những dấu hiệu đột quỵ thường gặp bao gồm:
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nên đến gặp bác sĩ hoặc gọi cấp cứu nếu bạn có một trong các triệu chứng đột quỵ sau:
Ngoài ra, khi nghi ngờ một người có khả năng sẽ bị đột quỵ, bạn nên hỏi và quan sát những hành động sau của họ để hỗ trợ và đưa họ đến bác sĩ kịp thời:
Có hai nguyên nhân chính gây đột quỵ: động mạch bị tắc nghẽn (đột quỵ do thiếu máu cục bộ – nhồi máu não) và rỉ hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ do xuất huyết). Một số người chỉ bị tắc nghẽn lưu lượng máu đến não tạm thời (cơn thiếu máu não thoáng qua), không gây ra các triệu chứng lâu dài.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán đột quỵ dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Bạn sẽ được chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) não để đánh giá thêm về vùng não bị đột quỵ và xác định xem đột quỵ là do cục máu đông hay vỡ mạch máu não. Bạn sẽ được làm điện tâm đồ để loại trừ khả năng bị loạn nhịp (rung nhĩ), có thể là nguyên nhân của tai biến mạch máu não do thúc đẩy tạo cục máu đông trong tim, từ đó có thể di chuyển đến não và gây đột quỵ. Bạn cũng có thể được làm siêu âm động mạch cảnh ở cổ để tìm chỗ tắc nghẽn động mạch nuôi não này.
Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân nào gây ra đột quỵ. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ sống phụ thuộc vào thời điểm bệnh nhân được cấp cứu có sớm hay không.
Nếu đột quỵ do nhồi máu não gây ra, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc làm tan huyết khối nhằm hòa tan các cục máu đông. Để có hiệu quả, điều trị này phải được bắt đầu trong vòng 3 đến 4 giờ khi các triệu chứng đầu tiên bắt đầu. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho bạn dùng một số thuốc khác để làm loãng máu như heparin, warfarin, aspirin hoặc clopidogrel.
Đột quỵ có thể để lại các biến chứng từ nhẹ đến nặng. Mức độ khả năng hồi phục của một người có thể không rõ trong vài tháng đầu. Nhiều người cần các biện pháp phục hồi chức năng, chẳng hạn như trị liệu ngôn ngữ, vật lý trị liệu…
Việc điều trị cũng phải dựa vào tiền sử bệnh, chẳng hạn như tăng huyết áp, tiểu đường, sử dụng thuốc lá, lối sống và nồng độ cholesterol cao.
Ngoài ra, cần phải ngăn ngừa đột quỵ thêm bằng cách giảm hoặc loại bỏ nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ đầu tiên. Nhiều người có thể đạt được điều này bằng cách dùng thuốc để ngăn ngừa tạo huyết khối. Thông thường uống lượng nhỏ aspirin mỗi ngày là đủ. Những người khác cần phải kiểm soát huyết áp và làm giảm các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác như tiểu đường, tăng cholesterol, hút thuốc lá và thừa cân.
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến đột quỵ:
Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm, mang tính bất ngờ và đem đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Tìm hiểu về đột quỵ nói chung và thực hiện phòng bệnh đột quỵ là điều tối quan trọng để có một cuộc sống khỏe mạnh. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại ngần tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ để được hỗ trợ thông tin về phương pháp phòng ngừa và cách thức điều trị tốt nhất nhé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!